K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

6 tháng 2 2021

Trong các ngành công nghiệp mà em đã học, theo em Việt Nam nên phát triển ngành công nghiệp nào?

Công nghiệp 

Vì sao? 

 vì đây là ngành nhạy bén nhất trong công nghệ , là kim chỉ nam cho kinh tế cũng nư pt đất nc

6 tháng 2 2021

Rồi cuối cùng là phát triển ngành công nghiệp nào bạn ?

18 tháng 2 2021

 Việt Nam nên phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ :

Vì:

là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm… là những nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của ngành này ở Việt Nam. Để ngành công nghiệp hỗ trợ đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian tới, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Đây cũng là nội dung được phân tích trong bài viết.

7 tháng 11 2023

- Vai trò: 

+ Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Đặc điểm:

+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì: các nước có nền công nghiệp phát triển đòi hỏi phải sử dụng điện năng lớn để phục vụ sản xuất công nghiệp.

7 tháng 11 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

20 tháng 8 2017

Đáp án A

21 tháng 2 2022

lỗi đề rồi em nhé

21 tháng 2 2022

gặp ai cũng xưng em zậy ta thế thì bạn lớp mấy :v

Tham khảo:

 

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

1. Vai trò

- Là ngành quan trọng, cơ bản.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu

- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).

- Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).

- Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM

- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).

1. Luyện kim đen

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.

- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới

- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…

2. Luyện kim màu

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…

- Phân bố:

+ Các nước phát triển: sản xuất.

+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.

III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

- Vai trò:

+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.

+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng.

- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.

- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.

+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…

VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...

- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

* Ngành công nghiệp dệt may:

- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...

VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

21 tháng 2 2022

cho e hỏi ạ tình hình phát triển của công nghiệp năng lượng là cái 2 cơ cấu đk ạ 

8 tháng 10 2018

Đáp án là B

Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là công nghiệp dệt