K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2023

- Kiểm soát được dòng chảy của nước: tạo ra một nguồn cung nước ổn định trong mùa khô hoặc kiểm soát lũ lụt trong thời kỳ mưa lớn.
- Hồ giữ lại nước và giúp duy trì mức nước ổn định cho các hệ sinh quyển xung quanh. Điều này quan trọng đối với việc duy trì độ ẩm của đất đai và hỗ trợ sự sống của các sinh vật trong khu vực.
- Hồ có thể là nơi lọc và làm sạch nước. Nước từ hồ thường có chất lượng tốt hơn do quá trình lọc tự nhiên, giúp kiểm soát chất lượng nước trong hệ sinh quyển xung quanh.
- Hồ tạo ra môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Nó cung cấp nguồn nước, thức ăn và nơi sinh sản cho động, thực vật sống trong và xung quanh hồ.
- Hồ có thể ảnh hưởng đến khí hậu bởi việc tạo ra hơi nước. Sự bay hơi từ mặt nước của hồ có thể góp phần vào quá trình tạo ra mây và kiểm soát nhiệt độ xung quanh.
- Một số hồ có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng như năng lượng thủy điện từ việc tận dụng sức mạnh dòng nước.

28 tháng 11 2023

Tham khảo nhé!

- Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước.

- Vai trò:

+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp thuộc các tỉnh: Tây Ninh, BÌnh Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá.

+ Phát triển du lịch.

+ Cải tạo môi trường, sinh thái.

+ Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trong vùng khoảng 100 triệu m³ mỗi năm.

28 tháng 11 2023

Em tham khảo nha 

 

- Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta 

+ Trong sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước chính dùng để trồng trọt, tưới tiêu chủ yếu từ các hồ, đầm và nước ngầm. Cung cấp độ ẩm, hòa tan phân bón và giúp cây trồng chuyển hóa chất dinh dưỡng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Các hồ, đầm còn là nơi nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản như hồ Thác Bà (Yên Bái), Sông Cẩm Lệ (Đà Nẵng)….

+ Trong công nghiệp

Hồ, đầm là nguyên, nhiên liệu để vận hành các lò hơi, sản xuất điện và công nghệ khai khoáng ( Hồ thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Khe Bố - Nghệ An, Thủy điện Sơn La…)

+ Trong ngành du lịch

Một số hồ, đầm có cảnh quan đẹp, thiên nhiên trong lành, tươi mát đã tạo nên các khu du lịch sinh thái khai thác để phát triển du lịch: Làng nổi Tân Lập - Long An, Khu du lịch sinh thái Đầm Long (Hà Nội), Hồ Gươm….

+ Đối với sinh hoạt:

Các đầm, hồ là nguồn dự trữ nước nhằm đảm bảo và phát triển cuộc sống con người. 

Hồ đầm là nơi sinh sống của các loài sinh vật, giúp cải thiện đời sống, bảo vệ nguồn nước dồi dào, điều hòa khí hậu.

30 tháng 3 2022
Hang động có lẽ là những kiệt tác kỳ vĩ và bí ẩn nhất của tạo hóa. ...Quần Thể Hang Động Tràng An, Tỉnh Ninh Bình. ...Hang Sơn Đoòng. ...Hang Đầu Gỗ, Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. ...Động Thiên Đường, Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Tỉnh Quảng Bình. ...Hang Múa, Tỉnh Ninh Bình.
30 tháng 3 2022

tham khảo 

29 tháng 12 2023

Bạn dậy sớm thế 

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

 

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

 

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

 

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

 

 

10 tháng 10 2017

- Các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan (một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

- Vai trò:

  + Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.

  + Hàn Quốc, Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.

  + Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.

  + CHDCND Triều Tiên có nhiều chuyển biến trong sự phát triển kinh tế.

19 tháng 4 2019

Đáp án

- Các nước và vùng lãnh thổ thuộc Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan.  (1 điểm)

- Vai trò:

    + Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế, với một số ngành công nghiệp, dịch vụ đứng đầu thế giới.  (1 điểm)

    + Hàn Quốc, Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.  (0,5 điểm)

    + Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ổn định với nhiều ngành đứng đầu thế giới.  (1 điểm)

    + Triều Tiên còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, tuy nhiên cũng có nhiều chuyển biến.  (0,5 điểm)

- Các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan (một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc).
- Vai trò:
+ Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
+ Hàn Quốc, Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
+ Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.
+ CHDCND Triều Tiên có nhiều chuyển biến trong sự phát triển kinh tế.

31 tháng 3 2017

Các nước và vùng lãnh thổ của Đông Nam Á gồm có: Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam.
Vai trò:
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

28 tháng 12 2021

4. - Vị trí nằm ở phía Đông châu Á.

- Tiếp giáp: các khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía Đông và Đông Nam giáp Thái Bình Dương và biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.

- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận: 

+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

17 tháng 3 2021

TK:

a) Khí hậu

- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.