K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2021

Kho(1): 1 món ăn

Kho(2): là 1 nơi dùng để lưu trữ hàng hóa

26 tháng 12 2021

Kho1 là: nấu kĩ thức ăn mặn cho ngấm các gia vị.

Kho2 là:chỗ tập trung cất giữ của cải, sản phẩm, hàng hoá hoặc nguyên vật liệu.

 

11 tháng 7 2023

 Bàn : 

Bác em đang bàn công việc với mọi người trong xóm .

Chị em có bộ bàn học rất đẹp .

 Nước : 

Nước biển rất mặn .

Nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp .

 Giá : 

Bút máy của em có giá tiền rất cao .

Món mực xào với giá đỗ của mẹ em làm rất ngon . 

 Đông : 

Việt Nam là một nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á . 2022

Mẹ em thường bỏ đá vào ngăn đông tủ lạnh .

 Kho : 

Mẹ em kho cá rất ngon .

Trường em có một nhà kho rất to . 

`@` Phamdanhv

11 tháng 7 2023

-Bàn:

+Em có chiếc bàn bằng gỗ.  ( Bàn đây là danh từ)

+ Em và các bạn đang bàn bài tập nhóm với nhau. ( Bàn đây là động từ)

-Nước:

+ Nước lọc là loại nước tốt nhất.  ( Nước đây là nước con người thường dùng để uống)

+Nước Việt Nam có hình chữ S.  ( Nước đây là chỉ đất nước Việt Nam)

-Giá:

+Chiếc kẹp tóc này có giá tiền rất rẻ.   ( Giá đây là chỉ giá trị của tiền)

+ Mẹ em chỉ em cách làm món giá xào hến.    ( Giá đây là chỉ đồ ăn)

-Đông:

+Que kem em để trong ngăn đá đã bị đông cứng lại.   ( Đông đây là trạng thái khi chúng ta bỏ kem vào tủ lạnh)

+Mùa đông lạnh giá đã đến gần.   (Đông đây là chỉ thời tiết, mùa màng)

-Kho:

+Nhà em có một nhà kho rất lớn.   ( kho đây là danh từ, nơi chứa đồ vật)

+Món ăn em được mẹ dạy chính là cá kho tàu.  ( kho đây là một hoạt động để nấu cá, ngoài ra cá còn để rán, hấp,...)

Chúc bn hok tốt!!! Mik có giải thích giúp bạn dễ hiểu hơn nhé

16 tháng 4 2022

Giá: Giá trị của mỗi đồng tiền đều là mồ hôi,nước mắt

Đậu: Hạt đậu giờ đây vẫn còn ở trong sự bao bọc

Bò: Những chú kiến bò lên đĩa thịt bò

Kho: Chiếc nồi đang kho cá thật thơm

Chín: Món ăn đã chín rồi

16 tháng 4 2022

Thêm dấu . vào nhé bnbucminh

Bài 3: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: vàng, đậu, bò, kho, chín.Bài 4: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): xuân, đi, ngọt.Bài 5: Đặt câu với các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau:  và, nhưng, còn, mà, Nhờ…nên…Bài 6: Xác định danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ trong các câu sau:- Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.- Non...
Đọc tiếp

Bài 3: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: vàng, đậu, bò, kho, chín.

Bài 4: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): xuân, đi, ngọt.

Bài 5: Đặt câu với các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau:  và, nhưng, còn, mà, Nhờ…nên…

Bài 6: Xác định danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ trong các câu sau:

- Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

- Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.

- Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.

- Nước chảy đá mòn.

Bài 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Mái tóc của mẹ em rất đẹp.

b) Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.

c) Sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.

d) Con gà to, ngon.

e) Con gà to ngon.

g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi

5
26 tháng 11 2023

bấy bn ơi giups mình vớikhocroi

26 tháng 11 2023

Bài 3:

- Vàng:

Một lượng vàng tương đương với 10 chỉ.

Em thích nhất màu vàng của nắng.

- Đậu:

Người ta hay nói với nhau "đất lành chim đậu" để chỉ những vùng đất thuận lợi cho canh tác, kinh doanh, bán buôn.

Chè đậu xanh là món chè mẹ em nấu ngon nhất.

- Bò:

Em bé đang tập bò.

Con bò này nặng gần hai tạ.

- Kho:

Trong kho có khoảng 5 tấn lúa.

Mẹ em đang kho cá thu.

- Chín:

Chín tháng mười ngày, người phụ nữ mang nặng đẻ đau đứa con của mình.

Quả mít kia thơm quá, chắc là chín rồi.

Câu 1. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách: Đem cá về kho a. …………………………………………………………………………………………………… b. …………………………………………………………………………………………………… Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau: a.  lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi. b.  răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược. c.  ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ...
Đọc tiếp

Câu 1. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:

 

Đem cá về kho

 

a.

 

……………………………………………………………………………………………………

 

b.

 

……………………………………………………………………………………………………

 

Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:

 

a.  lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.

 

b.  răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.

 

c.  ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.

 

Câu 3. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

 

a. Tết đến, hàng bán rất chạy.

 

b.  Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

 

c.  Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.

 

d.  Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

 

Câu 4. Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc?

 

a.  Bé ngủ ngon giấc.

 

b.  Món ăn này rất ngon.

 

c.  Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.

 

Câu 5. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?

 

a.  Các bạn không nên đánh nhau.

 

b.  Mọi người đánh trâu ra đồng.

 

c.  Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.

 

Câu 6. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:

 

……………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Câu 7. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau:

 

trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng.

 

Câu 8. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

 

a.  bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.

 

b.  hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.

 

c.  sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.

 

Câu 9. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

 

a. Non xanh nước biếc

b. Sớm nắng chiều mưa

c. Non nước hữu tình

d. Giang sơn gấm vóc

 

Câu 10. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn

 

ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 

a. nhân hóa

 

b. so sánh

 

c. so sánh và nhân hóa

 

Câu 11. Dòng nào toàn từ láy?

 

a.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi.

 

b.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng.

 

c.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh.

 

Câu 12. Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.

 

b. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.

 

c. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.

 

Câu 13. Từ nào không đồng nghĩa với từ rọi trong câu: Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống.

 

a.  chiếu

 

 

 

b.  nhảy

 

c.  tỏa

 

Câu 14. Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ

 

b. động từ

 

c. tính từ

 

Câu 15. “Quyến luyến” có nghĩa là gì?

 

a.  Luôn ở bên nhau.

 

b.  Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau.

 

c.  Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.

 

Câu 16. Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 

a. nhân hóa

 

b. so sánh

 

c. so sánh và nhân hóa

 

Câu 17. Dòng nào gồm toàn từ láy?

 

a.  chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

 

b.  chơi vơi, nối liền, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

 

c.  chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, chạy nhảy.

 

Câu 18. “Dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.

 

b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.

 

c. Dòng suối ấy thật trong mát.

 

Câu 19. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên

 

trời ngẫm nghĩ”

 

a.  mọc

 

b.  vươn

 

c.  tỏa

 

 

Câu 20. Từ “bỡ ngỡ” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ

 

b. động từ

 

c. tính từ

 

Câu 21. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì?

 

a. một mình giữa khoảng rộng, không bám víu vào đâu.

 

b. gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần, như muốn tìm chỗ bấu víu.

 

c. tỏ ra không cần những người xung quanh.

 

Câu 22. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thanh liêm”?

 

a. liêm khiết

 

b. thanh tao

 

c. tinh khiết

 

d. thanh lịch

 

Câu 23. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm.

 

b.  Cánh đồng vừa mới được gieo hạt.

 

c.  Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành.

 

Câu 24. “Thu” trong “mùa thu” “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

 

a. đồng âm             b. đồng nghĩa                           c. nhiều nghĩa

 

Câu 25. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ             b. động từ          c. tính từ

2
3 tháng 7 2021

Câu 1. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:

 

Đem cá về kho

 

a.

 

……Đem con cá về kho ……………………

 

b.

 

………Mang cá về kho…………………………

 

Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:

 

a.  lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.

 

b.  răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.

 

c.  ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.

 

Câu 3. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

 

a. Tết đến, hàng bán rất chạy.

 

b.  Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

 

c.  Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.

 

d.  Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

 

Câu 4. Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc?

 

a.  Bé ngủ ngon giấc.

 

b.  Món ăn này rất ngon.

 

c.  Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.

 

Câu 5. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?

 

a.  Các bạn không nên đánh nhau.

 

b.  Mọi người đánh trâu ra đồng.

 

c.  Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.

 

Câu 6. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:

 

……Nhấn một cái là thông tin trên google chạy ra một hàng …

 

 

 

Câu 7. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau:

 

trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng.

 

Câu 8. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

 

a.  bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.

 

b.  hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.

 

c.  sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.

 

Câu 9. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

 

a. Non xanh nước biếc

b. Sớm nắng chiều mưa

c. Non nước hữu tình

d. Giang sơn gấm vóc

 

Câu 10. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn

 

ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 

a. nhân hóa

 

b. so sánh

 

c. so sánh và nhân hóa

 

3 tháng 7 2021

Câu 11. Dòng nào toàn từ láy?

 

a.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi.

 

b.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng.

 

c.  thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh.

 

Câu 12. Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.

 

b. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.

 

c. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.

 

Câu 13. Từ nào không đồng nghĩa với từ rọi trong câu: Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống.

 

a.  chiếu

 

 

 

b.  nhảy

 

c.  tỏa

 

Câu 14. Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ

 

b. động từ

 

c. tính từ

 

Câu 15. “Quyến luyến” có nghĩa là gì?

 

a.  Luôn ở bên nhau.

 

b.  Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau.

 

c.  Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.

 

Câu 16. Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 

a. nhân hóa

 

b. so sánh

 

c. so sánh và nhân hóa

 

Câu 17. Dòng nào gồm toàn từ láy?

 

a.  chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

 

b.  chơi vơi, nối liền, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

 

c.  chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, chạy nhảy.

 

Câu 18. “Dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.

 

b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.

 

c. Dòng suối ấy thật trong mát.

 

Câu 19. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên

 

trời ngẫm nghĩ”

 

a.  mọc

 

b.  vươn

 

c.  tỏa

 

 

Câu 20. Từ “bỡ ngỡ” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ

 

b. động từ

 

c. tính từ

 

Câu 21. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì?

 

a. một mình giữa khoảng rộng, không bám víu vào đâu.

 

b. gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần, như muốn tìm chỗ bấu víu.

 

c. tỏ ra không cần những người xung quanh.

 

Câu 22. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thanh liêm”?

 

a. liêm khiết

 

b. thanh tao

 

c. tinh khiết

 

d. thanh lịch

 

Câu 23. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

 

a. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm.

 

b.  Cánh đồng vừa mới được gieo hạt.

 

c.  Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành.

 

Câu 24. “Thu” trong “mùa thu”  “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

 

a. đồng âm             b. đồng nghĩa                           c. nhiều nghĩa

 

Câu 25. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào?

 

a. danh từ             b. động từ          c. tính từ

23 tháng 12 2022

mẹ em đang kho mẻ cá trong bếp , mùi hương thơm nức mũi . 

Tick nha

23 tháng 12 2022

Mẹ em đang kho cá

tham khảo:

https://download.vn/doan-van-ta-me-dang-nau-com-56726

11 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả, chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có một bữa ăn ngon.

Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.

Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp. Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo, nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chọn một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình. Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng. Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền. Em nhanh nhảu dọn ra để ăn, sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn, ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu. Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ.

 

Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn, có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.



 

25 tháng 10 2023

nồi đất nung

 

25 tháng 10 2023

nồi đất nung nhé bạn