K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7

Nhắc đến Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, ta sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dân dã, giản dị, mang đậm tinh thần dân tộc nhưng cũng không kém phần tinh tế, thi vị. Một trong các tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông phải kể đến “Bạn đến chơi nhà”, sáng tác khi nhà thơ về ở ẩn tại quê nhà.

Mở đầu tác phẩm, ta thấy ngay được lời chào hết sức tự nhiên, dí dỏm mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn xa cách lâu ngày:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” lập tức giúp độc giả liên tưởng đến khoảng thời gian khá dài. Xa cách như vậy, nay cả hai có dịp gặp lại, hội ngộ với nhau, cảm xúc chắc chắn vô cùng phấn khởi, vui mừng. Đại từ “bác” cất lên lại càng chứng minh rõ cho sự thân thiết, gắn bó giữa hai người bạn. Cả câu thơ như một lời reo vui, mang theo giọng điệu cởi mở, chân thành. Từ đó, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Sang đến những vần thơ tiếp theo, Nguyễn Khuyến đã dí dỏm mà tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Thông thường, khi có khách tới chơi, chủ nhà sẽ nhiệt tình tiếp đón bằng vô số món ăn ngon được chuẩn bị chu đáo. Huống hồ đây lại là một người bạn thân thiết đã lâu không gặp, có thể coi như một vị khách quý. Ấy thế nhưng hoàn cảnh ở đây lại hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Khuyến không ngần ngại mà thể hiện cái thiếu thốn, đạm bạc của chính mình. Nào là nhà xa chợ, trẻ đi vắng, ao sâu chẳng bắt được cá, vườn rộng chẳng đuổi được gà. Đến cả rau cũng “chửa ra cây”, “mới nụ”, “vừa rụng rốn”, “đương hoa”, nói gọn lại là chưa ăn được. Thậm chí, ngay đến miếng trầu để tiếp khách cũng chẳng có. Bằng biện pháp liệt kê cùng giọng điệu dí dỏm, hài hước, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một “nghịch cảnh” đầy éo le khi khách quý đến mà nhà không còn gì để tiếp. Cuộc sống chốn thôn quê bình yên của Nguyễn Khuyến vô cùng đạm bạc, hay có thể nói là thiếu thốn về mặt vật chất. Thế nhưng tinh thần của nhà thơ vẫn vô cùng lạc quan, vẫn rất vui vẻ, hóm hỉnh chứ chẳng có chút khổ đau, buồn tủi nào.

Chính trong hoàn cảnh éo le đó, vẻ đẹp của tình bạn lại càng tỏa sáng hơn:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Tuy nhà chẳng có gì, không gà, không cá, không rau, cũng chẳng có lấy miếng trầu, thế nhưng “bác” vẫn ghé chơi với gia chủ. Tình bạn này hoàn toàn dựa trên sự trân trọng, yêu mến lẫn nhau, không màng những thứ vật chất phù phiếm. Ở đây chỉ có “ta với ta”. Trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cũng sử dụng cụm từ này để chỉ nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên rộng lớn: “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Tuy nhiên, ở “Bạn đến chơi nhà”, cụm từ “ta với ta” lại mang ý nghĩa khác. Chữ “ta” đầu tiên là chủ nhà, còn chữ “ta” thứ hai là chỉ người khách. Họ tuy hai mà một, tuy một mà hai, thể hiện mối quan hệ gắn bó, song hành, chắng còn khoảng cách giữa những người tri âm tri kỉ.

Chỉ qua vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Khuyến đã đem đến cho độc giả câu chuyện về một tình bạn đẹp. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất, chỉ đọng lại sự chân thành, mộc mạc, gần gũi. Qua đây, ta cũng thấy rõ hơn được tài năng nghệ thuật cũng như tấm lòng đáng quý của tác giả.

bạn tham khảo nhé

TK:

  

Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. “Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn.

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ/Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Câu thơ cuối cùng đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

2 tháng 9 2023

Nhà thơ trong bài "Bạn đến nhà" truyền tải tâm trạng của mình thông qua những câu thơ sâu lắng và tình cảm. Từ ngữ và hình ảnh trong bài thể hiện sự háo hức, vui mừng và hạnh phúc khi bạn đến thăm nhà. Nhà thơ có thể cảm nhận được niềm vui và sự ấm áp khi có bạn đến, và tâm trạng của nhà thơ trở nên tươi sáng và phấn khởi.

"Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật.

Đặc điểm thi luật của bài "Bạn đến chơi nhà" là:

- Có 8 câu bát cú, mỗi dòng thơ gồm 7 chữ 

- Hiệp vần: chữ cuối của các dòng 1-2-4-6-8: nhà - xa -gà - hoa

- Phép đối:

+ câu 3 đối với câu 4 ( Ao sâu nước cả khôn chài cá >< Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà)

+ câu 5 đối với câu 6 (Cải chửa ra cây, cà mới nụ >< Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa)

28 tháng 9 2023

Bài thơ "Bạn Đến Chơi Nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến có một số đặc điểm thi luật như sau :

`-` Thể thơ : được viết dưới hình thức thơ tứ tuyệt, mỗi câu thơ gồm 4 chữ cái và có nhịp điệu rõ ràng.

`-` Đoạn thơ : được chia thành các đoạn thơ ngắn, mỗi đoạn thơ thường gồm 4 câu thơ, tạo nên sự cân đối và hài hòa trong cấu trúc của bài thơ.

`-` Rõ ràng, dễ hiểu : sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu, không sử dụng những từ ngữ phức tạp hay khó hiểu. Điều này giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của bài thơ.

`-` Tính chất hài hước : mang tính chất hài hước, lời thoại giữa nhân vật chính và bạn đến chơi nhà tạo nên những tình huống hài hước và gây cười cho người đọc.

`-` Tính chất nhân văn : thể hiện sự quan tâm đến tình cảm, sự chia sẻ và sự đoàn kết trong gia đình và xã hội. Mang thông điệp về tình bạn, tình yêu thương và sự quan tâm đến người khác.

19 tháng 7 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nên văn học Trung Đại VN, những tác phẩm của ông thg viết về làng cảng Việt Nam, về mùa thu, đặc biệt là về tình bạn. Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là tác phẩm nổi bật nhất trong số đó. Tình bạn của Nguyễn Khuyến với người bạn của mình là tình bạn tinh khiết, thanh cao. Nó không màng đến vật chất hay của cải, nó xuất phát từ hai người bạn tri ân tri kỉ. Trong cái xã hội phong kiến mà cái gì cũng có thể dùng tiền để thay thế đc thì t mới thấy tình bạn của Nguyễn Khuyến tươi đẹp biết bao nhiêu. Tình bạn của ông là một tấm gương sáng cho các hậu thế soi chung

19 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ bạn đến chơi nhà là một tình bạn đẹp. Ngay mở đầu câu '' Đã bấy lâu nay bác tới nhà '' , tác giả đã thể hiện sự vui mừng phấn khởi khi có bạn đến chơi nhà, muốn tiếp bạn một cách chu đáo nhất nhưng thực tế thì khác :''Trẻ thời ....đương hoa'' Mọi thứ sản vật của gia đình đều có nhưng lại không dùng được. Tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng Nguyễn Khiếm đã tiếp bạn bằng một tình cảm chân thành, hóm hỉnh và quý trọng bạn. Câu thơ đắt giá nhất trong bài là '' Bác đến chơi đây ta với ta '' Câu thơ đã thể hiện một tình bạn cao cả, sâu sắc, vượt lên cả vật chất bình thường. Bạn đến đâu phải nhất thiết alf mâm cao cỗ đầy chỉ cần hòa hợp, gắn bó, thông cảm và thấu hiểu cho nhau là được.

2 tháng 9 2019

Mk lập dàn ý , tham khảo nhé ! 

MB : Trong kho tàng văn học của thế giới , có rất nhiều ý kiến hay và độc đáo . Tiêu biểu là ý kiến :.......

TB : Bạn đến chơi nhà :

- Thông báo về việc bn đến chơi ( tâm trạng ngạc nhiên xen lẫn vui mừng ) 

“ Đã bấy lâu nay ......”

- Điều kiện  gia cảnh của tác giả

- Để cuối cùng , nêu bật lên tình bạn là thứ đáng quý nhất (

“ bác đến chơi ....”

- Khái quát lại 

KB : Tóm lược lại tb ( khẳng định ý kiến đúng ) 

        Mở rộng

        

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?