K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2021

Sau khi học xong văn bản "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", em đã rút ra rất nhiều bài học cho bản thân mình. Đặc biệt là bài học về sự bình tĩnh, ý chí kiên định và quyết tâm mãnh liệt khi đối diện với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trong cuộc sống, ắt hẳn sẽ có nhiều lúc chúng ta sẽ phải rơi vào những hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng đừng nản chí và từ bỏ nhé. Chúng ta phải cố hết mình vươn lên khỏi nó. Thành công sẽ đến với bản một ngày không xa nếu bạn cố gắng hết mình.

16 tháng 12 2017

Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:

- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”

- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.

22 tháng 5 2021

 Bài học từ Bác qua bài "Ngắm trăng":

+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác ngay cả khi ở trong cảnh ngục tù(sự rung động của Bác trước cảnh đẹp,sự giao hòa đặc biệt giữa Người và thiên nhiên).

+ Phong thái ung dung,tự tại,sức mạnh tinh thần kì diệu.
 Vì Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta,đã bất chấp trở ngại để cứu  nước và Bác đã bị bắt giam trong nhà lao ở Quảng Tây (Trung Quốc) một thời gian.Sống trong cảnh ngục tù phải chịu rất nhiều đau khổ,gian lao nhưng Người vẫn rất kiên cường, không khuất chí với phong thái ung dung, tự tại.Bác đã lấy thiên nhiên làm bạn,lấy cảnh ngục tù làm thơ; Người rung động mạnh mẽ với cảnh thiên nhiên(trăng sáng) , tâm trạng "hững hờ", bồi hồi.

=> Bài thơ của Bác là một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt của người tù Hồ Chí Minh

16 tháng 9 2019

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

17 tháng 12 2021

Tham khảo :

Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

9 tháng 12 2016

2.

Phan Bội Châu (1867 1 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám từ hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.

Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng.

9 tháng 12 2016

Kể từ khi Phan Bội Châu từ biệt Tổ quốc ra đi tìm dường cứu nước đến nay đã gần 10 năm. 10 năm trôi lưu lạc nơi đất khách quê người, không một mái ấm gia đình, bao nhiêu sự cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần! Thêm vào đó là sự săn đuổi, truy lùng của kẻ thù. Tình cảnh của nhà cách mạng yêu nước quả thật là một bi kịch lớn, khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi. Nhưng đằng sau bi kịch riêng của cá nhân là bi kịch của cả một dân tộc, một đất nước. Nước đã mất thì nhà đâu còn! Lúc bấy giờ không chỉ có Phan Bội Châu, còn bao nhà cách mạng khác như Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc cũng bị lâm vào hoàn cảnh khách không nhà trong bốn biển, bị săn đuổi khắp năm châu. Đọc hai câu thơ, ta bỗng thấy tầm vóc người tù yêu nước vụt trở nên lớn lao phi thường. Nỗi đau của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước.Đến đây ta mới thấy hết khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt khách không nhà, người có tội, ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt.Và người anh hùng hào kiệt ấy còn nguyên vẹn khí phách và chí lớn.

Dấu chấm +) kết thúc ý

+) ý nghĩa và nhân phẩm của Phan Bội Châu

23 tháng 9 2018

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

22 tháng 2 2016

 

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

(Phan Bội Châu)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ hai mươi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)...

2. Về tác phẩm:

a) Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:

+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...

+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.

b) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

            Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

            Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

Hai câu tiếp, tác giả tự ngẫm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi. Trên hành trình  ấy, ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.

Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

            Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

            Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Hai cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hoà về ý, về từ ngữ ở những câu thơ này (bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù) góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

            Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

            Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữcòn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

c) Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng tâm tình, thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của tác giả. Hai câu đầu có giọng hài hước, vui đùa, các câu sau đọc chậm hơn, chú ý các từ ngữ câu thơ vừa có tính chất đối vừa thể hiện được bản lĩnh, khí phách của người tù: Đã khách - lại người; bốn biển -năm châu; còn sự nghiệp - sợ gì đâu.

15 tháng 12 2017
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Bố cục (đề - thực – luận – kết) :

- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.

- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.

- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.

- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.

- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.

- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.

Luyện tập

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.