K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2017
Câu Giữ được phép lịch sự Không giữ được phép lịch sự
a)- Lan ơi, cho tớ về với!

X

(Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

 
- Cho đi nhờ một cái!  

X

(Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé !

X

(Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.)

 
- Chiều nay chị phải đón em đấy !  

X

(Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.)

c) - Đừng cố mà nói như thế !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.)

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế !

X

(Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tớ - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.)

 
d)- Mở hộ cháu cái cửa !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc)

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

X

(Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)

 

14 tháng 8 2019

a) - Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết) - Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật) - Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)

c) - Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không) - Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)

d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn) - Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)

27 tháng 8 2017

a) - Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết) - Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật) - Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)

c) - Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không) - Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)

d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn) - Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)

9 tháng 4 2020

CAU B VA CAU C DO BAN

10 tháng 4 2020

B.Cháu giúp gì được cho cụ bây giờ đây ?

C.Cụ để cháu giúp được không ?

5 tháng 2 2017

Đáp án C

22 tháng 9 2019

 Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

Viết một bài văn tả về thăm nhà bạn chơi có câu giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.Ví dụ 1: Hôm nay là Chủ Nhật,Trúc quyết định sẽ đến thăm nhà Vân Anh chơi.Tới nhà Vân Anh thì đã thấy Vân Anh đứng trước cửa nhà để chờ Trúc đến.Vân Anh chào hỏi: -Chào Trúc.Tớ chào mừng cậu đã đến nhà mình chơi nhé.Dạo này bạn có khỏe ko,Trúc? Trúc thấy vậy,liền trả  lời: -Chào Vân Anh nhé.Tớ khỏe lắm,cảm ơn...
Đọc tiếp

Viết một bài văn tả về thăm nhà bạn chơi có câu giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.Ví dụ 1:

Hôm nay là Chủ Nhật,Trúc quyết định sẽ đến thăm nhà Vân Anh chơi.Tới nhà Vân Anh thì đã thấy Vân Anh đứng trước cửa nhà để chờ Trúc đến.Vân Anh chào hỏi:

-Chào Trúc.Tớ chào mừng cậu đã đến nhà mình chơi nhé.Dạo này bạn có khỏe ko,Trúc?

Trúc thấy vậy,liền trả  lời:

-Chào Vân Anh nhé.Tớ khỏe lắm,cảm ơn cậu.Còn cậu thì sao?

Vân Anh vui vẻ trả lời:

-Tớ cũng rất là khỏe.Tớ cảm ơn cậu rất nhiều.Vào nhà tớ đi.Không thì kẻo nắng đấy.

Trúc lễ phép nói:

Ừ.Cảm ơn cậu.

Trước khi trò chuyện xong,hai bạn đã ngồi vào bàn.Vân Anh đã ân cần kéo ghế cho Trúc ngồi.Hai bạn cùng nhau ăn bánh kẹo vừa trò chuyện với nhau.Trước dùng bữa,Vân Anh lại dừng và hỏi:

-Tại sao cậu lại đến đây để trò chuyện với mình thế?

Trúc vui vẻ trả lời:

-À.Lúc ở nhà, tớ lại không có việc gì  để làm cả.Nên mới sang nhà bạn để chơi đó.Chứ cứ ở nhà chán lắm,nên tớ phải đi sang nhà cậu để chơi cho vui tí.

Vân Anh lại hỏi:

-Vậy cậu có thích vài mấy người thân trong gia đình ở đó không?

Trúc trả lời:

-Có chứ.Tớ cũng rất là thích gia đình của tớ đó.

Vân Anh hỏi:

-Thế cậu yêu ai nhất? Yêu mẹ phải không,Trúc?

Trúc lại nói:

-À.Cậu nói cũng đúng đấy.Tớ yêu mẹ hơn là bố tớ nhiều.

Vân Anh cười:

-Hahaha.Tớ cũng có thể biết điều đó mà.Hihi.

Trúc lại hỏi:

-Còn cậu thì sao,Vân Anh? Cậu thích ai nhất trong gia đình của cậu? Cậu cũng thích mẹ chứ,đúng không?

Vân Anh trả lời:

-Đâu có chứ.Tớ có thích mẹ tớ đâu.Tớ chỉ thích bà mình thôi mà.

Trúc hỏi:

-Gia đình cậu có mấy người?

Vân Anh trả lời:

-Gia đình tớ có 5 người.Bố,mẹ,anh,chị,bà tớ nha.Còn cậu thì sao?

Trúc lại nói:

-Gia đình tớ thì có 5 người.Có bố,mẹ,anh,chị,em gái tớ nhé.Hihi.

Cuối cùng,hai bạn đã trả lời xong.

 

 

1

Nhân ngày 2/9, bạn Linh có mời tôi qua nhà chơi. Tôi quyết định đi sang chơi cùng bạn. Ban đầu khi đến nhà Linh tôi sợ mình đến sai nhà nên đã cẩn thận nhấn chuông để hỏi. Người mở cổng là một người phụ nữ gương mặt hiền hậu, dáng người dong dỏng cao với nụ cười xinh đẹp. Cô hỏi tôi: 

- Chào cháu, cháu tìm ai? 

Tôi ấp úng trả lời: 

- Dạ, đây có phải là bạn Linh không ạ? 

Cô đáp lại tôi bằng giọng ấm áp: 

- Đúng rồi cháu. Vào đây chơi nào. Bạn Linh có cùng bố đi sắm sửa một vài dụng cụ học tập cho năm học mới. Cháu vào đợi một chút nha. Bạn về ngay. 

Tôi được cô mời vào nhà và cô mời tôi rất nhiều bánh kẹo ngon. Cô nói tôi cứ thoải mái ăn vì nhà còn rất nhiều. Đợi một lúc thì Linh cũng đã về. Tôi xin phép cùng bạn lên phòng chơi đến khi mẹ tôi ngang qua đón. 

12 tháng 8 2019

Hướng dẫn giải:

- Hai thế giới mà người bạn trong truyện nhắc là thế giới chúng ta đang sống và thế giới bên kia - dành cho những người đã khuất.

* Kể cho người thân nghe và cùng trò chuyện về câu chuyện nhé!

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

16 tháng 6 2017

Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?