K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2021

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Mọi người nhận xét giúp mình cảm nhận bài thơ Quê hương này và thêm bớt cho phù hợp với thang điểm 7 với ạ. Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. "Quê hương" chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sự nghiệp thơ ca của ông. Nổi bật nhất trong số đó cũng chính là bài "Quê hương". Bài thơ cho thấy tình cảm trong sáng, tha thiết của nhà thơ dành cho quê hương thông qua...
Đọc tiếp
Mọi người nhận xét giúp mình cảm nhận bài thơ Quê hương này và thêm bớt cho phù hợp với thang điểm 7 với ạ. Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. "Quê hương" chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sự nghiệp thơ ca của ông. Nổi bật nhất trong số đó cũng chính là bài "Quê hương". Bài thơ cho thấy tình cảm trong sáng, tha thiết của nhà thơ dành cho quê hương thông qua những câu từ giản đơn nhưng đong đầy tình cảm đến lạ. Khổ thơ cuối của bài thơ cũng đã thể hiện rõ rệt điều này: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếm buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.." Với thể thơ 8 chữ kết hợp cùng những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ không chỉ là bức tranh lao động tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển mà đó còn là tình cảm, là nỗi nhớ chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương. Lời thơ hòa quyện cùng tình yêu chân thành ấy tạo nên một sự mộc mạc, giản dị nhưng cũng đong đầy tình cảm đến lạ. Quê hương là "con nước xanh", quê hương là "màu cá bạc", quê hương là "chiếc buồm vôi". Màu của quê hương trong nỗi nhớ của cậu học trò nhỏ Tế Hanh là màu nước tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Bởi đó đều là những hình ảnh gắn bó với nhà thơ từ nhỏ đến lớn, là sự thân thuộc mang nét đặc trưng của một làng chài ven biển. Nỗi nhớ quê hương còn là nỗi nhớ ám ảnh về vị mặn mòi của biển khơi thấm đẫm vào từng làn da thớ thịt của người dân làng chài, thấm đẫm vào từng chất thơ bình dị, trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ", "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá..". Nỗi nhớ ấy được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thành mà tha thiết đến cảm động. Phải là người yêu quê hương, gắn bó sâu nặng với quê hương, thì Tế Hanh mới có thể có được những câu thơ bình dị mà đầy tình cảm đến vậy. Quả thật, "Quê hương" luôn là nỗi nhớ, tình yêu trong trái tim của nhà thơ Tế Hanh. Chính vì vậy, hình ảnh "Quê hương" đã được lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ của ông. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa bóng xuống dòng sông lấp loáng.." Với vô vàn hình ảnh được miêu tả bằng một cảm xúc mãnh liệt, nhà thơ không chỉ cho thấy những gì các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế từng lời thơ bình dị trở thành những bài học sâu sắc, đáng quý về tình yêu đất nước. Đó chính là những gì gần gũi, thân thuộc gắn bó với ta suốt thời ấu thơ. Tóm lại với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" nói chung và khổ cuối của bài nói riêng đã thể hiện một cách chân thành tha thiết tình yêu quê hương của tác giả. Qua đó, giúp ta hiểu hơn, yêu hơn những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam. Đó là cơ sở cho một tình yêu nước sâu nặng.
0

Em tham khảo : ( Hoidap247 )

Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.

10 tháng 4 2018

tâm trạng là buồn bã khi mày không yêu nó con điên ạ