K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Soạn bài Mẹ tôi:

1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

Trả lời:

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

Bài văn kể lại câu chuyện En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Trong bức thư viết cho En-ri-cô, người bố tỏ thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước sự việc đó. Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

- “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

- “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

“Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

- "... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”

- "... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

- "... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Trong truyện có một số hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

- Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh.

- Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con.

Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời.

4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?

Trả lời:

Các lí do đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

- Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

Trả lời:

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư có thể có nhiều lí do:

- Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.

- Truớc những vấn đề như vậy, qua thư, người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình

- Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.

- Cũng có thể cha con ít có điều kiện về cơ hội và thời gian để gặp nhau nhiều.



Chúc bạn học tốt!
22 tháng 8 2019

Câu 1

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

4 tháng 10 2021

Văn bản mẹ tôi được chia làm  3 phần

Vì nói lên hình ảnh của người mẹ đối với con

25 tháng 8 2019

- Văn bản này được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng (xem thêm trong bài Cổng trường mở ra của Lí Lan). Vấn đề trọng tâm trong đó là quyền trẻ em – một trong những nội dung cơ bản mà các văn bản nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn 7 đề cập.

- Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”): Cảnh hai anh em chia đồ chơi

+ Phần 2 (tiếp đó đến “trùm lên cảnh vật”): Thủy chia tay lớp học

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh hai anh em chia tay

- Tóm tắt:

Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.​

Chúc bạn học tốt!


Tác phẩm
  • Thể loại
    • Văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
  • Đại ý
    • Truyện viết về cuộc chia tay đầy nước mắt đau xót, buồn tủi của hai anh em Thành - Thủy (qua chuyện chia tay của những con búp bê)
    • Khẳng định và ca ngợi những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.
  • Tóm tắt
    • Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
  • Bố cục
    • Đoạn 1. Từ đầu…”hiếu thảo như vậy”: Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
    • Đoạn 2. Tiếp…”trùm lên cảnh vật”: Thủy chia tay lớp học.
    • Đoạn 3. Còn lại: Hai anh em chia tay nhau.
27 tháng 12 2021
Mẹ hi sinh
1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­...
Đọc tiếp

1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:

- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)

2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:

? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?

? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?

? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.

? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?

? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­ thế nào?

3. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ cuối:

? Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong lời thơ nào?

? Đặt trong đề tài thơ kháng chiến của Bác, em hiểu như thế nào về “bàn bạc việc quân”?

? Trong nguyên tác câu thơ thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Nó gợi lên không khí ntn?

? Chi tiết ấy giúp em hiểu thêm điều gì về con người Bác?

? Hai câu cuối nói lên đời sống phong phú, sôi nổi của thi nhân: Câu 3 chuyển sang một ý thơ mới - từ tả cảnh chuyển sang nói về hoạt động của Bác trong đêm rằm ấy.

? Hình ảnh con người ở đây được miêu tả ntn?

? Hình ảnh thơ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ cuối ? Cảm nhận của em về hình ảnh này ?

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ cuối? (hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng, giọng điệu…)

? Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và vầng trăng trong 2 câu cuối ?

4. Câu hỏi đánh giá, liên hệ và tổng kết:

? Qua  bài thơ, em có nhận xét gì về phong thái của Hồ Chí Minh ? Hãy lấy dẫn chứng chứng minh ?

? Từ đó em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại cảnh. Sự hoà hợp này cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?

? Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn và phong thái của Bác?

? Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn HCM?                                                                             bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

1
17 tháng 11 2021

bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
4.Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản biểu cảma, Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.(Tấm Gương)Câu hỏi:- Bài văn Tấm gương thể hiện nội dung j? Qua đó,tác giả biểu đạt tình cảm j?- Tác giả bài văn đã biểu đạt tình cảm đó theo cách nào sau đây?----Mượn hình ảnh tấm gương để lm điểm tựa bày tỏ tình cảm---- Ca ngợi đặc điểm của tấm gương:luôn luôn phản chiếu trung thành mọi...
Đọc tiếp

4.Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản biểu cảm

a, Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.(Tấm Gương)

Câu hỏi:

- Bài văn Tấm gương thể hiện nội dung j? Qua đó,tác giả biểu đạt tình cảm j?

- Tác giả bài văn đã biểu đạt tình cảm đó theo cách nào sau đây?

----Mượn hình ảnh tấm gương để lm điểm tựa bày tỏ tình cảm

---- Ca ngợi đặc điểm của tấm gương:luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

---- Đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực

---- Ca ngợi gương để gián tiếp ca ngợi người trung thực

- Hãy g.t bố cục và nội dung của bài văn. (Chỉ ra nội dung của từng phần Mở bài,Thân bài,Kết bài.Các ví dụ được nêu ra trong bài có tác dụng lm rõ chủ đề bãi văn nhưu thế nào?)

2
30 tháng 9 2016

a- Thông qua những từ ngữ, giọng điệu ngợi ca và lời phê phán tính không trung thực, bài văn Tấm gương đã ca ngợi đức tính trung thực, ngay thẳng của con người, phê phán thói xu nịnh dối trá.

b - Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương - Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.

- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.

c- 

- Tác giả bài văn đã biểu đạt tình cảm đó theo cách :

----Mượn hình ảnh tấm gương để làm điểm tựa bày tỏ tình cảm

---- Ca ngợi đặc điểm của tấm gương:luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

---- Đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực

---- Ca ngợi gương để gián tiếp ca ngợi người trung thực

1 tháng 10 2016

@Nguyễn Thị Mai giúp mình với

 

26 tháng 12 2021

Làm hộ với:))

26 tháng 12 2021

chả biết