K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 giờ trước (22:49)

ko giống nhau

tức cảnh sinh tình là thấy cảnh đẹp nên sinh ra tình cảm(bị động)

tả cảnh ngụ tình là tả cảnh để điễn tả cảm xúc của mik(chủ động)

20 giờ trước (22:49)

xàm quá à

27 tháng 3 2022

trắc nhiệm  là khoanh phải ko mn

27 tháng 3 2022

Đúng rồi đấy

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác BóB. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơC. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác BóD. Những tình cảm của Bác với Pác BóCâu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?A. Được sống giữa núi rừng bao laB. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiênC....
Đọc tiếp

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?

A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác Bó

B. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơ

C. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác Bó

D. Những tình cảm của Bác với Pác Bó

Câu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?

A. Được sống giữa núi rừng bao la

B. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên

C. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừng

D. Niềm vui sống, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

Câu 13: Dòng nào phân biệt rõ nhất sự khác biệt giữa thú lâm tuyền của Bác Hồ với người xưa?

A. Sống ẩn dật, xa lánh đời ở chốn rừng xanh

B. Vui với cái nghèo, cảm thấy nghèo mà sang

C. Sống giữa rừng xanh để làm việc giúp đời

D. Thú lâm tuyền hòa hợp với niềm vui được làm cách mạng

Câu 14: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?

A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời

B. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng

C. Lạc quan, yêu đời

D. Tâm hồn yêu thiên nhiên

Câu 15: Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ ở Pháp

B. Khi Bác Hồ ở Việt Bắc

C. Khi Bác Hồ ở Hà Nội

D. Khi Bác Hồ bị Quốc dân đảng Trung Quốc bắt và giam trong nhà lao.

Câu 16: Bài thơ “ Ngắm trăng” được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 17: Nguyên văn bài thơ “ Ngắm trăng” được viết bằng chữ nào?

A. Chữ Pháp

B. Chữ quốc ngữ

C. Chữ Hán

D. Chữ Nôm

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với những nét nghệ thuật chính của của bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Bài thơ cổ điển mà hiện đại

B. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối và nhân hóa

C. Bài thơ sử dụng đề tài và thi liệu cổ

D. Cả A, B, C

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây đúng với những nội dung chính của bài thơ “ Ngắm trăng”?

A. Bài thơ thể hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời cũng thể hiện một phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ

B. Bài thơ phản ánh tâm trạng uất ức, ngột ngạt của Bác Hồ khi phải sống trong cảnh tù tội

C. Bác lo lắng cho vận mệnh đất nước đến không ngủ được nên được ngắm trăng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 20: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả trong bài “ Ngắm trăng”?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác

0
1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo ở link này nhé:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ và truyện ngắn lão hạc , em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã... - Hoc24

10 tháng 3 2022

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. 

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hồ Chí Minh đã có sẵn theo yêu cầu của người dân Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão nước khiến ông luôn nghĩ về nước: Đêm nằm mơ thấy nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong lòng mọi người. Tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện cuộc sống khốn khó của Bác trong thời kỳ ở hang Pác Bó nhưng cũng có tâm trạng thoải mái, lạc quan. Anh sống giữa thiên nhiên. Dù thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng. Tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của đời người.

- Hai câu thơ trên là hai câu tả cảnh ngụ tình. Vì tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa giúp làm nổi bật lên nỗi buồn tủi của ông đồ đến nỗi buồn lan sang cả giấy, mực. Từ đó vẽ lên được bức tranh giấy buồn đến không thắm màu, mực tủi đọng lại trong nghiên vi sự cô đơn, hiu hắt khi không có ai đến xin chữ.

( Các câu thơ thì mình không nhớ ý nên thông cảm nha:<< )