K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2018

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo

Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.

Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.

Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp học.

Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng. 

Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.

Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.

Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.

Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.

Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ "học" để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.

14 tháng 2 2018

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.

26 tháng 2 2017

Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi.

Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

26 tháng 2 2017

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.


Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô. Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
22 tháng 3 2019

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

25 tháng 2 2019

Ngọc Diễm thân mến! Mấy tháng nay mình như quên béng cậu đi rồi hay sao ấy. Mình chưa viết thư cho cậu, đừng giận mình nhé ! Chả là mình đang vùi đầu vào bài vở chuẩn bị cho kì thi chất lượng giữa kì đây mà. Diễm ơi, cậu có nghe vạn vật đang chuyển mình rộn rã đón mùa xuân mới đấy không? Lòng mình cũng đang náo nức, bồn chồn đến lạ. Và vì thế mình không thể không tâm sự với cậu được. Đó là lí do mà trang thư này đến với cậu. Năm mới sắp đến rồi phải không Diễm. Mình nhớ rất rõ, năm ngoái cũng vào thời điểm này, Diễm với mình đang cùng nhau đi sưu tầm những loài hoa đẹp để về trồng chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Chúng mình đã chọn được rất nhiều loài hoa phải không? Nào là hồng nhung Đà Lạt, huệ trắng, lay ơn, cẩm chướng… đưa về trồng. Vườn hoa đứa nào cũng rực rỡ hương sắc trong những ngày xuân về Tết đến Thế mà giờ này, cậu ở mãi tít đâu đâu trên Thành phố Hồ Chí Minh, còn mình thì lẻ loi một mình vun xới vườn hoa… Buồn và nhớ cậu đến vô cùng. Thế nào, cô “tiểu thơ đài các” có khỏe không? Tết này, Diễm định đi đâu, đã có kế hoạch gì chưa? Mình nói thực với Diễm, không phải bức thư này đến với Diễm không chỉ là lời chúc mừng sức khỏe đầu năm mới không thôi. Nó thay mình thực hiện một “sứ mạng” vô cùng quan trọng mà mình ấp ủ bấy lâu nay. Đó là việc mời Diễm về Bến Tre vui Tết cùng mình ba ngày thôi. Không biết Diễm có dám rời thành phố để về miệt vườn sông nước này cùng người bạn gái chèo thuyền du xuân trong vườn cây vài héc ta của nhà mình không? Vườn nhà mình như Diễm biết đấy khá phong phú các loại trái cây, phải không nào? Mận hồng đào, sa-bô-chê, bưởi xanh, măng cụt, chôm chôm… thứ nào cũng có. Về với mình nghe Diễm! Giờ thì chưa nhận được sự hồi âm của cậu nhưng mình tin là Diễm sẽ không phụ lòng mình. Sang năm mình sẽ lên với Diễm. Anh trai mình đang học đại học năm thứ hai trên ấy. Mấy lần anh nói đưa mình đi chơi Suối Tiên, hồ Kỳ Hòa, chợ Bến Thành mà mình chưa chịu đi đây. Trong năm học thì đâu có thời gian, chỉ có những ngày lễ hội, Tết nhất mới có thời gian phải không Diễm? Thôi, hãy ráng sắp xếp về với mình nghe. Minh dừng bút đây. Chúc cậu học giỏi, luôn xinh xắn và dễ thương.

25 tháng 2 2019

Hà nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

Lan thân mến,

Nhận được thư của cậu nên tớ rất vui. Cậu có khỏe không? Việc học như thế nào rồi? Tây ngây bây giờ chắc thời tiết khắc nghiệt lắm nhỉ: ban ngày trời nóng như mùa hè, tối lại trở lạnh như mùa đông. Cậu cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe nếu không dễ bị cảm lắm đấy.

Chỗ mình bây giờ sang đông rồi, thời tiết hôm nào cũng lạnh. Vì thế, cứ đi ra ngoài là tớ lại bao mình lại như chú gấu vậy.

Mùa đông mang đến những cơn gió lạnh buốt, thi thoảng có một vài cơn mưa làm nhiệt độ lạnh giảm thêm. Hà nội ngày đông lạnh lắm nên tớ chỉ muốn cuộc mình vào chiếc chăn ấm thôi. Bầu trời lúc nào cũng âm u nhưng nhiều lúc mặt trời xuất hiện lại làm cho mọi người vui vẻ hẳn.

Hôm qua tớ cố gắng dậy sớm, đi dạo quanh khu phố gần chỗ tớ ở, nhưng buổi sáng mùa đông rét buốt và yên ả đến lạ thường. Khu chợ tấp nập bây giờ chỉ lác đác vài gian hàng nhỏ. Những khó hoa cũng ủ rũ say sưa trong giấc ngủ dưới đông trông rất nhợt nhạt, không có sức sống. Tiếng chim chào buổi sáng mùa hè nay cũng không còn, tiếng chó sủa đầu ngõ dường như biết mất. Mọi người, mọi vật đang chìm trong giấc ngủ đêm đông, tham lam hơi ấm chiếc giường nhỏ mang đến. Mùa đông đến và mấy ai dậy vào giờ này. Bầu trời đã sáng nhưng chỉ vài tia nắng rất yết ớt rọi xuống chào đón tớ. Dù vậy nhưng tớ cũng cảm thấy rất háo hức.

Trên những chiếc lá còn sót lại là vài giọt sương mai, trông chúng rất đẹp nhưng tớ chẳng dám động vào vì tớ sợ lạnh lắm. Dạo một vòng quanh khu phố mà tớ cảm thấy như ngồi trong phòng điều hòa ngày đông, lạnh như buổi tối ở Tây Nguyên vậy. Sau đấy tớ lại quay trở về nhà để chuẩn bị cho một buổi học mới.

Còn Tây Nguyên như thế nào vậy Lan? Tớ nhớ Lan lắm nên hãy mau trả lời thư cho tớ nhé. Nếu cậu có thể ra Hà Nội chơi và những ngày đông này, tớ sẽ dẫn cậu đi ăn khoai lang nướng, bắp rang bơ và những bát phở nóng hổi đấy.

Cảm ơn vì đọc bức thư của tớ nhé. Chúc Lan và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Bạn thân,

Mai.

28 tháng 1 2018

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.

11 tháng 1 2018

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chân vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Giờ gia chơi đã giúp các bạn đỡ căng thẳng hơn .

bạn k mình nha!chúc bạn học tốt!

11 tháng 1 2018

  Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động

kb nha xin tk nha