K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3

Nhật Bản phải tiến hành cải cách để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây, cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản; Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

giải thích rõ hơn:

Đến giữa thế kỉ XIX sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Shogun (Tướng quân) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

  • Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên; Công nghiệp kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
  • Xã hội: Nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
  • Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân; Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập.

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải mở cửa.

Như vậy đến giữa thế kỉ XIX Nhật Bản đã lâm vào cuộc khủng hoảng hoảng trầm trọng, đặt ra yêu cầu Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường đó là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hay tiến hành cải cách duy tân, đưa Nhật phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.

Nhật Bản đã lựa chọn con đường thứ hai. Tháng 1-1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Cuộc Duy tân Minh Trị:

  • Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;
  • Nội dung cải cách Minh Trị: Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.
  • Tính chất – ý nghĩa: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản; Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
23 tháng 3

thầy cô và mọi người thấy đúng thì tick cho em với nha để em kiếm SP và GP ạ

4 tháng 4 2021

to quá  nhé

4 tháng 4 2021

nhầm nhầm

28 tháng 12 2020

giúp em với ạ, huhuhuhu

28 tháng 12 2020

Vì Đến giữa thế kỉ XIX chế độ mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vì thế mà Thiên Hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã thực hiện một cải cách nhằm đưa nhật bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu

Like nha bn

14 tháng 10 2021

a) Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

21 tháng 12 2021

TK:
Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản bởi  nó mang những đặc điểm như một cuộc cách mạng tư sản. Cụ thể các đặc điểm đó như sau: + Mục đích nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
 

29 tháng 10 2016

2.Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.

 

29 tháng 10 2016

Câu 4: Trả lời:

Ngắn gọn, xúc tích nha!

Cuộc Duy Tân là cuộc cải cách làm cho các sĩ phu yêu nước của nhiều được cũng lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Lấy cải cách Duy Tân Minh Trị là gương để thực hiện tốt hơn.

5 tháng 1 2021

 

* Nội dung:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả: - Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

 - Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản. - Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân. - Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
20 tháng 10 2021

Nước Nhật đang suy yếu , xã hội lục đục ,kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển và đang bị các nước tư bản phương tây lăm le xâm lược

Nói cuộc Duy Tân-Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản vì nó đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển , nền kinh tế tư nhân , nhà máy xí nghiệp giao thông ,đường tàu ngân hàng mọc lên , giảm mạnh ảnh hưởng của chế độ phong kiên đó là đặc trung của 1 quốc gia tư bản

8 tháng 11 2016
  • Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
  • Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
    • Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
    • Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
    • Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
    • Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.
  • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
8 tháng 11 2016

được chưa ông bạn