K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2017

Đề 2: bài làm

Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật sống động! Những dòng sông rộng mênh mông, nước trong xanh, mát rượi. Các con kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên hùng vĩ, hoang sơ và dạt dào sức sống. Những con cá nối đuôi nhau bơi lội theo từng đàn, nhô lên, hụp xuống với đủ loại và màu sắc khác nhau. Chúng đã tạo nên 1 bức tranh sơn mài tuyệt mỹ. Thiên nhiên Cà Mau thật bao la, xinh đẹp và độc đáo! Đọc những đòng văn của nhà văn Đoàn Giỏi, tôi có cảm giác như mình được đi giữa sông nước Cà Mau, trên những chiếc thuyền đang buôn bán và trao đổi hàng hóa với nhiều loại mặt hàng khác nhau. Ko khí chợ nổi ở nơi đây thật nhộn nhịp, đông vui và tấp nập.

Ôi! Thật tuyệt vời làm sao!

24 tháng 2 2018

1)

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

2)

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

25 tháng 2 2020

a. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái.

----

b. Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những Lượm đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta phải thấy được rằng: đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù.

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng. 2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.

2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em có suy nghĩ về tiếng nói dân tộc?

3. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng.

4. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua khổ thơ 1,2,3 của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

5. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người qua văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.

*Bạn nào có viết trong vở được cô chấm rồi thì lấy ra trả lời dùm mình nha, lấy trên mạng ít thôi :))

2
1 tháng 5 2019

Tham khảo:

Câu 3:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng

Câu 4:

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ "đêm nay Bác không ngủ"đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

" Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác"

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

"Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một.

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng"

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình.

Câu 5:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.



1 tháng 5 2019

Tham khảo:

Câu 1:

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Câu 2:

Câu nói của thầy Ha-men thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Khi chúng ta vẫn giữ được tiêng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tùvà khi chúng ta yêu tiếng nói dân tộc thì đã thể hiện lòng yêu nước của mình. Điều này chứng tỏ tiếng nói dân tộc sẽ giữ và nắm được nền độc lập-tự do. Câu nói trên cũng thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành độc lập tự do.

1) Trình bày văn bản, tác giả, tóm tắt truyện, khái quát nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản đã học trong học kì II - Cảm nhận nhân vật : Dế Mèn, Kiều Phương, Thầy Ha-men, dượng Hương Thư 2) Trình bày nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản kí ( Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao, ... ) - Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ - nêu tác dụng. 3) Chép chính xác - khái quát nội dung của các...
Đọc tiếp

1) Trình bày văn bản, tác giả, tóm tắt truyện, khái quát nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản đã học trong học kì II

- Cảm nhận nhân vật : Dế Mèn, Kiều Phương, Thầy Ha-men, dượng Hương Thư

2) Trình bày nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản kí ( Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao, ... )

- Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ - nêu tác dụng.

3) Chép chính xác - khái quát nội dung của các đoạn trong 3 bài thơ đã học

- Trình bày hoàn cảnh 3 bài thơ : Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa

- Khái quát nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật 3 bài thơ

- Giải thích ý nghĩa những câu thơ, khổ thơ đặc biệt trong bài ''Lượm''

- Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ trong 3 bài thơ - nêu tác dụng - tác dụng của các từ láy.

1
9 tháng 5 2017

3)- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Đêm nay Bác ko ngủ: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.

+ Lượm: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Mưa: mk ko biết, xin lỗi nhé

7 tháng 3 2017

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

7 tháng 3 2017

Tuấn Anh Phan Nguyễn Cảm ơn mình cho bạn 1 tkhihihihihihihihihihi

2 tháng 5 2019

Tham khảo:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

2 tháng 5 2019

theo em, khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của sự việc, của con người lên 1 tầm khái quát mới.Làm người đọc hiểu được 1 chân lý lớn lao. Cái đêm ko ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác khôn ngủ vì lo cho dân, cho nước là 1 lẽ thường tình trong cuộc đời cách mạng của Bác, vì lãnh tụ kính yêu

TICK MK NHA

26 tháng 2 2018

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!


1 tháng 5 2018

2. Minh Huệ là nhà thơ xứ Nghệ. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” viết năm 1951 là bài thơ hay nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm của anh đội viên đối với vị lãnh tụ. Trong đó, cuối bài thơ, tác giả đã giải thích lý do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị mà sâu sắc nhất:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thương tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu một chân lý giản dị mà lớn lao. Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một “lẽ thường tình” của cuộc đời Bác , vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cái lẽ thường tình ấy là vì “Người là Cha, là Bác, là Anh / Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”(Tố Hữu). Cái “lẽ thường tình” ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân. Cái “lẽ thường tình” ấy thật kì diệu, vì nó nói lên rằng đâu chỉ một đêm nay mà Bác đã bao đêm không ngủ. Cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên bao liên tưởng làm xúc động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh vì đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người (Tô" Hữu). Vì vậy, em càng yêu mến và cảm phục Bác Hồ hơn.