K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

VM
3 tháng 4

Sông, hồ, nước ngầm và băng hà đều đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và cuộc sống con người. Dưới đây là vai trò và tầm quan trọng của từng loại nguồn nước này:

1. Sông

  • Cung cấp nước: Sông là nguồn nước quan trọng cho con người, động vật và cây trồng.
  • Giao thông - vận tải: Từ xa xưa, sông là tuyến đường quan trọng để vận chuyển hàng hóa và đi lại.
  • Phát điện: Nhiều con sông được sử dụng để xây dựng đập thủy điện, cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và công nghiệp.
  • Nông nghiệp: Nước sông được dùng để tưới tiêu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển.
  • Hệ sinh thái: Sông là môi trường sống của nhiều loài động - thực vật, giúp duy trì cân bằng sinh thái.

2. Hồ

  • Dự trữ nước: Hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệp.
  • Điều hòa khí hậu: Hồ giúp giảm nhiệt độ môi trường, tạo ra khí hậu ôn hòa hơn.
  • Du lịch và giải trí: Nhiều hồ đẹp trở thành điểm du lịch nổi tiếng, phát triển kinh tế địa phương.
  • Nuôi trồng thủy sản: Hồ là nơi lý tưởng để nuôi cá, cung cấp thực phẩm cho con người.

3. Nước ngầm

  • Nguồn nước sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn cung cấp nước uống chính ở nhiều khu vực.
  • Duy trì dòng chảy sông suối: Nước ngầm giúp bổ sung nước cho sông, suối vào mùa khô.
  • Nông nghiệp và công nghiệp: Nhiều nơi khai thác nước ngầm để tưới tiêu và phục vụ sản xuất.
  • Lọc tự nhiên: Nước ngầm thường sạch hơn nước mặt vì được lọc qua các lớp đất đá.

4. Băng hà

  • Nguồn nước ngọt dự trữ: Băng hà chiếm khoảng 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất. Khi tan ra, nó cung cấp nước cho sông, hồ và nước ngầm.
  • Điều hòa khí hậu: Băng hà phản xạ ánh sáng mặt trời, giúp điều chỉnh nhiệt độ toàn cầu.
  • Ảnh hưởng đến mực nước biển: Khi băng hà tan chảy do biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng, ảnh hưởng đến vùng ven biển.
  • Lưu trữ thông tin khí hậu: Băng hà lưu giữ dấu vết về khí hậu hàng nghìn năm trước, giúp các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử khí hậu Trái Đất.

Nhìn chung, sông, hồ, nước ngầm và băng hà đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, duy trì sự sống, phát triển kinh tế và cân bằng môi trường. Việc bảo vệ các nguồn nước này là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người và thiên nhiên.

Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên. Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sôngCâu 2: Nêu tính chất và tầm quan trọng của oxy gen? Nêu vai trò của oxygen và không khí đối với sự sống của Trái Đất. Nhận biết được thành phần của không khí (oxygen, ni tơ, carbondioxide, hơi nước)Câu 3: Thế nào là vật sống và vật không sống. Phân biệt được...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên. Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sông
Câu 2: Nêu tính chất và tầm quan trọng của oxy gen? Nêu vai trò của oxygen và không khí đối với sự sống của Trái Đất. Nhận biết được thành phần của không khí (oxygen, ni tơ, carbondioxide, hơi nước)
Câu 3: Thế nào là vật sống và vật không sống. Phân biệt được vật sống và vật không sống
Câu 4: Công dụng của kính lúp, kính hiển vi quang học. Trình bày được các bộ phận chính của kính lúp, kính hiểm vi quang học. Nêu được cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiểm vi quang học.
Câu 5: Nêu được các cách đo, đơn vị đo, dụng cụ dùng để đo chiều dài, thể tích, khối lượng, thời gian, nhiệt độ
Câu 6: Nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất
Câu 7: Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
Câu 8: Nêu khái niệm nguyên liệu, nhiên liệu. Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu
Câu 9: Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. Nêu được tầm quan trọng của Oxigen đối với sự sống, sự cháy và qua trình đốt nhiên liệu.

 

1
26 tháng 11 2021

câu 1:Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn.

+Khoa học tự nhiên: Bao gồm các lĩnh vực như sinh học, hóa học, vật lý, khoa học trái đất và thiên văn học. + Khoa học xã hội: Bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, khoa học chính trị, luật pháp, địa lý, giáo dục, lịch sử, ngôn ngữ học và nhân học.

+Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng  hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

10 tháng 12 2023

- Tính chất vật lí của oxygen:

+ trạng thái khí, ko màu, ko mùi

+ ít tan trong nước

+ hóa lỏng - 183 độ C , hóa rắn - 218 độ C

+ ở trạng thái lỏng, rắn có màu xanh nhạt

+  nặng hơn không khí

Tầm quan trọng của oxygen:

+ hô hấp ( sinh vật sống )

+ đốt cháy

- Thành phần của không khí: 78% nitrogen; 21% oxygen; 1% carbon dioxide, hơi nước , các khí khác

Vai trò của không khí: 

+ hô hấp 

+ giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ

+ giúp điều hòa khí hậu

+ giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh….

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: 

+ khí thải ( nhà máy, phương tiện giao thông, sinh hoạt) 

+ tự nhiên (cháy rừng, núi lửa) 

+ rác thải

Hậu quả của ô nhiễm không khí:

+ làm giảm sức khỏe con người, đời sống thực vật, động vật

+ ảnh hưởng công trình xây dựng

+ gây biến đổi khí hậu ( hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ozon)

Biện pháp:

+ nhà máy, phương tiện giao thông: xử lí khí thải trước khi thải ra môi trường

+ phương tiện giao thông công cộng, nhiên liệu sạch

+ vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải

+ trồng cây

+...

 

23 tháng 2 2023

Vai trò của thực vật trong tự nhiên:

- Thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.

- Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật.

21 tháng 2 2023

vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên là :

-Xử lí xác động vật thành chất dinh dưỡng

-Cố định nitrogen

20 tháng 11 2023

- Sinh vật đã quan sát được: trùng roi, trùng giày,…

- Những sinh vật đó làm thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích trong chuỗi thức ăn.

20 tháng 11 2023

Quan sát hình 29.4 ta thấy:

- Thực vật tiến hành quá trình quang hợp hấp thu khí CO2 và thải O2.

- Quá trình hô hấp của động vật cũng như các sinh vật khác hoặc các hoạt động đốt cháy nhiên liệu,… sử dụng khí O2 và thải khí CO2.

→ Vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu: Thực vật quang hợp giúp điều hòa lượng O2 và CO2 trong không khí.

23 tháng 2 2023

Vai trò của nấm trong tự nhiên là:

- Phân giải xác sinh vật và các chất hữu cơ

- Là thức ăn cho một số sinh vật khác

13 tháng 12 2023

Tầm quan trọng của oxygen. Duy trì sự sống: cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Duy trì sự cháy: cung cấp oxygen cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

26 tháng 12 2023

Duy trì sự sống: cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Duy trì sự cháy: cung cấp oxygen cho quá trình đốt cháy nhiên liệu

23 tháng 2 2023

Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ giúp làm sạch môi trường.

23 tháng 2 2023

Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên:

- Vi khuẩn phân giải chất thải của sinh vật và xác sinh vật giúp làm sạch môi trường.

- Quá trình phân giải của vi khuẩn giúp thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) thành mùn bã hữu cơ và các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.

26 tháng 12 2023

Sách giáo khoa có hướng dẫn chi tiết nhé bạn.

26 tháng 12 2023

Duy trì sự sống: cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. Duy trì sự cháy: cung cấp oxygen cho quá trình đốt cháy nhiên liệu. Oxygen còn được gọi là dưỡng khí vì nó duy trì quá trình hô hấp cho mọi vật sống. Nếu không có oxygen thì chúng ta không thể đốt cháy được các nhiên liệu.