K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2019

234567890

25 tháng 3 2019

Có 3 từ láy đó là : lả tả , nhỏ nhẹ , xum xuê 

    ~ hok tốt ~

6 tháng 11 2019
Đoạn Nội dung
Đoạn 1 : 4 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
Đoạn 2 : 4 dòng tiếp Tả chi tiết cánh hoa và trái cây.
Đoạn 3: còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.

- Bài Cây mai tứ quỷ tả từng bộ phận của cây.

- Bài Bài ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

12 tháng 2 2022

hahaha

 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏiCÂY XOÀIBa tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái....
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

Mai Duy Quý

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :

Ai đã trồng cây xoài?

A. Ông bạn nhỏ.

B. Mẹ bạn nhỏ.

C. Ba bạn nhỏ.

1
14 tháng 12 2018

Đáp án C

23 tháng 2 2017

   Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.

Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.

Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.

Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.

Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...

Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.

4 tháng 12 2017

Đáp án C

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

11 tháng 5 2017

a) Cây phượng: Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây bóng mát. Chúng đứng thành từng hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng tôi nhất vẫn là cây phượng già.  Hoặc: "Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hai đưa cho. Lật qua, lật lại, bỗng em reo lên: - A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không? - Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng ở đâu không? Ngay sân trường em hôm đi đón em đây. Thấy cánh phượng rơi, sực nhớ đến cách đây mấy năm, trước lúc từ biệt mái trường lớp chị trồng cây phượng này để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi xao xuyến... Mới đó mà đã tám năm rồi". Cây phượng ở sân trường em có lai lịch vậy đó.

b) Cây hoa mai: "Vườn kiểng nhà em có nhiều loài cây quí lắm: nào là thiên tuế, chiếu thủy, cây si, bồ đề, nguyệt quế... Loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Thú thật nhìn cây mai, em cũng chẳng biết nó có giá trị đến cỡ nào. Hôm trước Tết, độ vài tháng, ba thuê người đào lên đặt mào cái chậu kiểng để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn năm mươi năm nay".

c) Tả cây dừa: Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu, thích nhất là được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra .biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn thân thiết của em từ lúc nào không biết nữa.

28 tháng 3 2018

a) Cây phượng: Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây bóng mát. Chúng đứng thành từng hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng tôi nhất vẫn là cây phượng già.  Hoặc: "Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hai đưa cho. Lật qua, lật lại, bỗng em reo lên: - A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không? - Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng ở đâu không? Ngay sân trường em hôm đi đón em đây. Thấy cánh phượng rơi, sực nhớ đến cách đây mấy năm, trước lúc từ biệt mái trường lớp chị trồng cây phượng này để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi xao xuyến... Mới đó mà đã tám năm rồi". Cây phượng ở sân trường em có lai lịch vậy đó.

b) Cây hoa mai: "Vườn kiểng nhà em có nhiều loài cây quí lắm: nào là thiên tuế, chiếu thủy, cây si, bồ đề, nguyệt quế... Loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Thú thật nhìn cây mai, em cũng chẳng biết nó có giá trị đến cỡ nào. Hôm trước Tết, độ vài tháng, ba thuê người đào lên đặt mào cái chậu kiểng để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn năm mươi năm nay".

c) Tả cây dừa: Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu, thích nhất là được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra .biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn thân thiết của em từ lúc nào không biết nữa.

23 tháng 3 2017

Các từ láy là: nhem nhuốc, rách rưới