K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

'' Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?''

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hai câu thơ đầu, nhà thơ diễn tả lại không gian tết tràn ngập khắp con phố, đường phố nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện. Cách chuyển từ ''ông đồ'' thành ''ông đồ xưa'' cho thấy sự tinh tế của nhà thơ với sự biến mất của ông đồ. Sự biến mất đó khiến cho người đọc cảm thấy xót xa và gợi lên sự tiếc thương của tác giả với một tài năng. Trong hai câu thơ cuối cùng của bài thơ ''Ông đồ'', nhà thơ đã chốt lại một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Hai câu thơ như lời tự vấn, hỏi trời hỏi đất hỏi mây. Những ''người muôn năm cũ'' bây giờ đã thưa vắng, rời xa ông đồ, tất cả chỉ còn sự xót xa, ngậm ngùi. Câu hỏi nghi vấn càng xoáy sâu vào nỗi lòng xót xa cho thời hoàng kim đã xa dần. Phải chăng một nét đẹp truyền thống xưa đã ngày càng phai nhạt? Chữ Quốc ngữ ra đời đã khiến cho chữ Nho bị thay thế và khiến những ông đồ bị lãng quên. Hai câu thơ cuối như một lời cảm thông của nhà thơ với ông đồ, một thời hoàng kim đã xa.

_mingnguyet.hoc24_

 

Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ : 

 

"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

2 tháng 2 2023

Đưa khổ thơ luôn khi đăng câu hỏi nhé.

7 tháng 8 2021

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

3 tháng 2 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 4 2021

Khổ thơ thứ 3 bài Quê Hương của Tế Hanh miêu tả về khung cảnh nhộn nhịp , tấp nập của người dân làng chài tại bến đỗ .Họ chờ đợi những người thân trở về sau 1 ngày dài lao động an toàn và đem về thành quả là những ghe thuyền đầy cá . Họ biết ơn với biển cả đã cho họ 1 thời tiết thuận lợi cho đánh bắt . Sau chuyến đi những người dân chài trở nên rắn rỏi hơn , họ lại được thêm kinh nghiệm .Chiếc thuyền sau khi trở về cũng trở nên dày dặn . Tất cả họ lao động để mưu sinh ,để cho quê hương thêm phát triển , họ lao động vì quê hương , vì nơi họ đã sinh ra , nơi họ lớn lên . Lao động với họ là 1 niềm vinh dự lớn để đóng góp kinh tế cho quê hương