K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[Ngữ văn 6]PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?A. Áo chàm đưa buổi phân ly.B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.C. Ngày Huế đổ máu.D. Bàn tay ta làm nên tất cả.Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?A. Một.B. Hai.C. Ba.D. BốnCâu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?A....
Đọc tiếp

[Ngữ văn 6]

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

PHẦN II: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”

(SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?

2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

3. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

4. Trong đoạn thơ,tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì ? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?

23
29 tháng 3 2021

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

A. Người Cha mái tóc bạc 
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ 
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch

29 tháng 3 2021

Phần II :Đọc-hiểu

Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ, tác giả: Minh Huệ

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3  Hoàn cảnh: Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

Câu 4

Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: như, hơn và kết hợp từ láy : lồng lộng, cho thấy sự mơ màng của anh đội viên. Trong sự mơ màng ấy, anh đã thấy hình ảnh Bác hiện lên "cao lồng lông", bác đến bên anh đội viên, thật ấm áp, gần gũi :"ấm hơn ngọn lửa hồng". Khi mọi người đang say giấc nồng, thì Bác lại không ngủ. Hình ảnh Bác ở đây thật lớn lao, vĩ đại, nhưng lại vô cùng ấm áp, gần gũi với mọi người. Qua đó, cho thấy tình cảm kính yêu, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Đồng thời, đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm ngợi ca trân trọng của tác giả với Bác Hồ kính yêu. Đọc xong đoạn văn, lòng em không khỏi xúc động trước những tình cảm của Bác dành cho mọi người,cho nhân dân. Qua đó thấy rằng mình cần cố gằng hơn trong học tập, lao động để không phụ công lao của Người.

29 tháng 11 2017

Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.


29 tháng 11 2017

biện pháp so sánh

3 tháng 2 2018

Biện pháp nghệ thuật là so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ. Tác dụng, cho ta biết ý nghĩa của câu văn câu thơ, gợi tả sinh động, biểu cảm tư tưởng tình thương sâu sắc.

Bài thơ khuyên chúng ta: Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

3 tháng 2 2018

Không có ẩn dụ nha bạn, do mình chưa đọc đề kĩ!

31 tháng 3 2017

2.

a) Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn
b) Tác giả sử dụng biện pháp nói quá để nói về nỗi nhớ khiến cho tác giả đứng ngồi ko yên

9 tháng 3 2018

Tục ngữ ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Trong số đó, bài ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ, cũng thuộc là bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Vì sao mà ai cũng biết đến bài ca dao này? Có lẽ vì nó nêu rõ và khẳng định công lao to lớn của cha mẹ, nhắc nhở trách nhiệm làm con của mỗi người. Nó đề cập tới mối quan hệ giữa cha và mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ai ai cũng có mẹ có cha, cũng do cha mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của cha mẹ từ khi trứng nước.

Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là thức nước chảy từ suối, ra sống rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương

Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng đến vô cùng.

Công ơn của cha mẹ không sao kể hết. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta với cha mẹ như thế nào? Bài ca dao đã khuyên nhủ:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.

Chữ “hiếu” là quan niệm đạo đức của người xưa nói về thái độ, về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Chữ “hiếu” đó được cụ thể hoá bằng thái độ kính trọng, tôn thờ cha mẹ. Biết bao tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong ca dao, trong các tác phẩm văn học:

Đói lòng ăn hạt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Thuý Kiều đã hi sinh mối tình đầu của mình để cứu cả gia đình, trước hết là cứu mẹ, cha:

Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Có bao nhiêu là cách để bày tỏ tình cảm hiếu thảo với cha mẹ. Quan tâm đến cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ làm những việc như thổi cơm, rứa bát, quét nhà… luôn có gắng làm một người con ngoan, trò giỏi. Lớn lên làm một người công dân tốt, người lao động giỏi. Vậy là ta đã luôn làm cho cha mẹ vui lòng, như thế là ta đã đền đáp một phần công ơn cha mẹ

Cây khô chưa dễ mọc chồi
Mẹ cha chưa dễ ở đời với ta.

Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.

Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Họ không còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ. Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước.

Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp.

30 tháng 12 2017

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng ngàn nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

"Cha mẹ sinh dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con người tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn nữ Thái Sơn để ví nhữ công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một tỏng những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đo đông đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa che mưa, gió giúp con người được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa nay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ nước rong nguồn không bao giờ chạy hết cũng như tình cảm của mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. "Nước trong nguồn chảy ra" cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh của người mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: "Nuôi cho con được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối con''. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:



30 tháng 12 2017

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-tich-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son-c34a1400.html#ixzz52i5zF8Rb

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”                                  (Trích Sách giáo khoa...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?
 

0
nghệ thuật miêu tả SNCM: - Tài năng quan sát , so sánh ,nhận xét về đối tượng miêu tả vừa cụ thể , vừa bao quát qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. -Sử dụng điệp ngữ , liệt kê, từ ngữ chính xác ,tinh tế . nghệ thuật miêu tả VT: - Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và tả người. - Sử dụng phép nhân hoá, so sánh hiệu quả. - Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn...
Đọc tiếp

nghệ thuật miêu tả SNCM:

- Tài năng quan sát , so sánh ,nhận xét
về đối tượng miêu tả vừa cụ thể , vừa
bao quát qua sự cảm nhận trực tiếp và
vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
-Sử dụng điệp ngữ , liệt kê, từ ngữ
chính xác ,tinh tế .

nghệ thuật miêu tả VT:

- Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và tả người.
- Sử dụng phép nhân hoá, so sánh hiệu quả.
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

nghệ thuật miêu tả Cô Tô:

-Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
-Sử dụng các phép so sánh, mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.

(khi viết nhớ viết liền, đừng gạch ra từng ý như thế nay nha QA, đồng thời thêm vài chủ ngữ như tác giả đã phối hợp tả....., sau khi ghi hết mấy ý ni thì rút ra câu kết luận là nghệ thuật mà tác giả sử dụng ấy giúp bài văn trở nên.....)( đừng cho đứa nào bít nha Q. Anh)

1
3 tháng 2 2018

Cảm ơn nhé Bảo Trân, mà vì sao không cho đứa nào biết thế?

3 tháng 2 2018

Á nhầm, phải nói là Bảo Chân chớ =)))