K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2019

Nội dung : miêu tả cánh đồng lúa mênh mông báo hiệu một vụ mùa no đủ và thân phận người phụ nữ lấy chồng xa quê

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài là biện pháp so sánh.

- Biện pháp so sánh: tác giả dân gian đã so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng.

- Tác dụng: " chẽn lúa đòng đòng" trong bài ý nói là lúa đương thì con gái. So sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng các tác giả dân gian đã làm nổi bật vẻ đẹp trẻ trung, xinh tươi, tràn đầy sức sống. Qua đây, người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp của con người Việt Nam, bài ca dao đã bộc lộ tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước, con người.

15 tháng 12 2019

Câu 1:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân.

- Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

Câu 2: Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Chúc bạn học tốt!
15 tháng 12 2019

Không có gì.

22 tháng 10 2017

>> Viết đoạn văn thì bạn tự làm nhé :) Mk đang có tí vc bận :v <<

Câu 1 :

- So sánh : thân em - chẽn lúa đòng đòng

\(\rightarrow\) thể hiện vẻ đẹp trẻ trung , đầy sức sống , mảnh mai , duyên dáng

- " Phất phơ dưới ngọn nắng hồng "

\(\rightarrow\) niềm vui , hân hoan phơi phới trog buổi bình minh đẹp

ĐỀ BÀI Câu 1: So sánh và phân tích vẻ đẹp tu từ của hai bài ca dao sau: - Trời mưa ướt bụi, ướt bờ Ướt cây, ướt cối, ai ngờ ướt em! - Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Câu 2: Xác định các từ đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng trong khổ thơ sau và nêu tác dụng: Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI

Câu 1: So sánh và phân tích vẻ đẹp tu từ của hai bài ca dao sau:

- Trời mưa ướt bụi, ướt bờ

Ướt cây, ướt cối, ai ngờ ướt em!

- Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Câu 2: Xác định các từ đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng trong khổ thơ sau và nêu tác dụng:

Anh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư

Câu 3: Cho đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

a, Chỉ ra phép so sánh trong đoạn thơ? Và thuộc loại so sánh nào?

b, Nêu tác dụng của phép so sánh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ nêu trên.

Câu 4: Trong văn bản “Lòng yêu nước”, nhà văn E-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”

Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tìn yêu quê hương đất nước.

Câu 5: Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hãy bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng nhân vật quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn là loại quan vô trách nhiệm. Em hiểu thế nào là thói vô trách nhiệm? Hãy làm sáng tỏ thói vô trách nhiệm của viên quan qua tác phẩm.

Câu 7: Một buổi sáng, em đến sớm tưới nước cho bồn hoa trước cửa lớp, thấy một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, cánh hoa tả tơi. Thấy em đến, cây thút thít kể lại câu chuyện bất hạnh của nó cho em nghe. Em hãy kể lại câu chuyện đó.

Câu 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Trích Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

a, Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra và phân tích hiệu quả.

b, Vì sao tác giả lại đặt dấu chấm ở giữa câu thơ cuối, tách thành hai câu?

Câu 9: Cho đoạn thơ:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

(Trích Người đi tìm hình của đất nước – Chế Lan Viên)

a, Theo em, đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?

b, Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa, hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ trong ba văn cảnh được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?

c, Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

Câu 10: Nhập vai Tố Hữu hãy kể lại câu chuyện về chú bé Lượm.

Các bạn giúp mk với !

0
Câu 1 (4.0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I) Câu 2 (6.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân....
Đọc tiếp

Câu 1 (4.0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2 (6.0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:

“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

Câu 3 (10 điểm): Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.” Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.

2
19 tháng 5 2017

1_

Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

2_Gợi ý:
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”
Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.
- Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc… Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.

3_

- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nêu vấn đề:

+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.

+ Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:

1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:

- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.

Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy ?

+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…

+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

+ Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

+ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

+ Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…

+ Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…

+ Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

22 tháng 5 2017

Câu 1: Tiếng suối so sánh tiếng hát

Điệp từ lồng: Thể hiện vè đẹp của trăng lung linh, huyền ảo, thiên nhiên gần gũi, sống động

Điệp ngữ: chưa ngủ

\(\Rightarrow\)Cảnh đẹp

Lo cho dân, cho nước

10 tháng 3 2020

Câu 1:

a)

Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 12 2017

a) Nội dung: Tình yêu của tác giả Vũ Bằng với quê hương
b) Phép tu từ chính: So sánh
=>Tác dụng: Nhằm cho ta thấy vẻ đẹp của mùa xuân
c)Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.

26 tháng 12 2017

a, Đoạn văn trên miêu tả về cảnh xuân ở Hà Nội, qua đó thể hiện tình cảm của nhà văn Vũ Bằng đối vs mùa xuân, quê hương mình

b. Nghệ thuật: So sánh.

t/d: miêu tả cảnh vật trong sắc xuân(miêu tả thảm cỏ xanh mướt).=>Thể hiện tác giả là 1 người có khả năng quan sát rất tinh tế, có tình yêu lớn vs cây cỏ, thiên nhiên.

c, Mùa xuân là mùa các bn trẻ thiếu nhi yêu thích nhất, đc nhận những bao lì xì, đc mặc nhưng bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,...Ôi !Thật tuyệt. Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành, đầy sự ấm áp bởi sức xuân.Trong làng thưm lừng mùi của những chiếc bánh chưng, bánh dày.Chỉ ngửi thôi cũng đã thấy thơm ngon tuyệt vời rồi. Mùa xuân về trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc , khoác trên mình chiếc áo xanh mơn mởn. Cả đất trời dang phới phới rực rỡ trog sắc xuân của quê hươngGia đình hội tụ, sum vầy.Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, tươi vui. Em cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà, họ hàng an khang thịnh vượng. Mùa xuân đã để lại cho e nhiều kỉ niệm kos quên. Em sẽ nhớ mãi . Em mong rằng những điều muộn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi đề bắt đầu 1 năm mới tràn đầy sự bình yên và hạnh phúc.

học tốt nhé!

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks -Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ...
Đọc tiếp

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks

-Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

(Tin thắng trận - Hồ Chí Minh)

a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện.

b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó.

c/.Kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của tác giả Hồ Chí Minh mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7

-Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người.

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt.

b/.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ.

c/.Kể tên các bài thơ viết về tình cảm quê hương mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7

-Câu 3: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Nguyễn Đình Thi)

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt

b/. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ. Tác dụng của nó?

c/. Nêu nội dung của bài thơ.

*P/S: Mong Admin accept bài tập này, em đang cần gấp vì chuẩn bị thi Học Kì 1 (Thứ 3 tuần sau)

0
7 tháng 12 2018

úi , cái bạn ơi mình có ghi nhằm trên đoạn văn á .Bỏ jum mình c= nha