K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5
Ý nghĩa của Chiến thắng Phát xít:

Chiến thắng Phát xít, hay còn gọi là Chiến thắng Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với nhân loại, bao gồm:

1. Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới:

  • Chiến thắng đã chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, gây ra hơn 60 triệu người thiệt mạng và vô số tổn thất về vật chất.
  • Chiến thắng góp phần ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

2. Thúc đẩy tự do và dân chủ:

  • Chiến thắng đã giải phóng các dân tộc khỏi ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, mở đường cho sự phát triển của tự do và dân chủ trên toàn thế giới.
  • Chiến thắng góp phần thúc đẩy nhân quyền và các giá trị văn minh nhân loại.

3. Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội:

  • Chiến thắng đã chấm dứt chiến tranh, tạo điều kiện cho các nước trên thế giới tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
  • Chiến thắng thúc đẩy hợp tác quốc tế và tạo ra môi trường thuận lợi cho giao thương, đầu tư.

4. Bài học lịch sử quý giá:

  • Chiến thắng Phát xít là bài học lịch sử quý giá cho nhân loại về hậu quả thảm khốc của chiến tranh và tầm quan trọng của hòa bình.
  • Chiến thắng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Đối với Việt Nam:

  • Chiến thắng Phát xít góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam.
  • Chiến thắng tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam.

Nhìn chung, Chiến thắng Phát xít là một sự kiện lịch sử trọng đại có ý nghĩa to lớn đối với toàn nhân loại. Chiến thắng đã mang lại hòa bình, tự do, dân chủ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.

4 tháng 3 2019

- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng cùa Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.

- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.

- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”

21 tháng 3 2020

Vai trò nước Mĩ, Anh:

- Anh, Mĩ không liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.

- Anh chủ trương thỏa hiệp, nhường đất cho Đức

- Mỹ thực hiện "Đạo luật trung lập" (8/1935)

- 3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức

- 10/1942, thắng trận En Alamen (Ai Cập)

- 7/1940, Anh đánh bại Đức trong chiến dịch "Sư tử biển"

⇒ Tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh xâm lược, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Vai trò Liên Xô:

- 1/1/1942, tham gia tuyên ngôn Liên Hợp Quốc

- 2/1945, tham gia hội nghị I-an-ta (Liên Xô)

- Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Bị cô lập, Liên Xô buộc phải kí "Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau" (23/8/1939)

- Với tư cách là nước đứng đầu trong khối Liên Minh, Anh đã tham gia vào các cuộc chiến và sự kiện mang tính bước ngoặt, khiến cho quân phe Trục thảm bại.

- Ban đầu còn thù ghét Liên Xô, nhưng khi bị Đức đe dọa đã nhanh chóng liên kết với Liên Xô chống lại Đức.

- Trong suốt cuộc chiến tranh, cả 3 nước đã có đóng góp rất lớn trong việc tiêu diệt phe Trục.

- Tuy nhiên, nếu không có thái độ kiên quyết của Liên Xô thì Anh, Mỹ đã không cùng hợp tác để chống lại quân phát xít

- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng của phe Đông Minh

- Mỹ, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là chiến tranh đế quốc, còn với Liên Xô là chiến tranh chống đế quốc xâm lược.

16 tháng 7 2018
Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Kinh tế: + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách "Bế quan tỏa cảng".
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.
- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân ... Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam? - Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á .
- Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Nêu chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858? - Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp thất bại. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
+ " Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên. Nêu cuộc kháng chiến ở Gia Định? - Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ".
- Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để "thủ hiểm".
- Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa. Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? - Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản. Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất. Nêu nguyên nhân hiệp ước này được kí? +Về lãnh thổ : Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định - Định Tường - Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến
+Về thông thương :mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
+Về chiến phí : bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
+Về truyền giáo :cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
* Nguyên nhân t đ Huế ký với Pháp HƯ Nhâm Tuất :nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc . Đánh giá về hiệp ước Nhâm Tuất? + Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Nói về cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862? - Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh.
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng .
*Khời nghĩa Trương Định gây nhiều khó khăn cho Pháp. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Gò Công, liên kết lực lượng đánh địch ở nhiều nơi, giải phóng nhiều vùng ở Gia Định, Định Tường.
-Tháng 02/1863, Pháp tấn công Gò Công, nghĩa quân anh dũng chiến đấu,
-Tháng 08/1864, Trương Định hy sinh. Khởi nghĩa kết thúc. Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862? - Trương Định: Tham gia vào cuộc khởi nghĩa với tinh thần dũng cảm cùng với lòng yêu nước mãnh liệt, không chịu nhìn đất nước rơi vào tay kẻ thù. Các hành động: phối hợp đánh địch với Nguyễn Tri Phương--> tinh thần, ý thức tự nguyện cao khi tham gia khởi nghĩa.
- Chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao cờ "Bình Tây Đại nguyên soái"---> Tìm mọi cách củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước phải run sợ!
- Trương Định chống trả quyết liệt thì bị trúng đạn, rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết--->Lòng yêu nước và trung thành, thậm chí còn căm thù giặc cao độ, không lay chuyển, không thay đổi, không chịu nhục. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào? - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế .
- Ngày 20/06/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện.
- Từ 20 đến 24/ 06/1867), Pháp chiếm Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn. Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867? + Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho ...; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ...
- Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta. Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì? Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng "dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây", cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xalánh của triều đình với lực lượng kháng chiến Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan chiều đình nhà Nguyễn. - Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
15 tháng 5 2020

Khởi nghĩa Bãi Sậy - Khởi nghĩa Hương Khê:

b) Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình (xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê - thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).

=> Đánh giá:

+ Điểm mạnh: Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc; được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau.

+ Điểm yếu: dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình.

+ Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.

- Kết quả: thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.


15 tháng 5 2020

1.Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:

* Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

* Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”:

- Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.

- Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

28 tháng 3 2020

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

9 tháng 3 2020

* Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).

2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat).

3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).

4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu).

5. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt).

*

I. Giai đoạn thứ nhất (1-9-1939 đến 22-6-1941):

l. Đức tấn công Ba Lan và bước khởi đầu của chiến tranh thế giới (9-1939 đến 4 - 1940).

2. Đức đánh chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu

3. Đức tấn công Anh

4. Cuộc xâm lược phát xít ở Bancăng và Trung Cận Đông

II. Giai đoạn thứ hai (22-6-1941 đến 19-11-1942): Phe phát xít tấn công Liên Xô, mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn thế giới.

l. Đức tấn công Liên Xô

2. Cuộc chiến đấu quyết liệt để bảo vệ Mátxcơva và Xtalingrát

3. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Mĩ, Nhật tham chiến

4. Chiến sự ở Bắc Phi

5. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời

III. Giai đoạn thứ ba (19-11-1942 đến 24-12-1943): Chiến thắng Xtalingrát và bước chuyển biến căn bản trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai

1. Trận phản công Xtalingrát

2. Hoạt động của Anh, Mĩ ở Bắc Phi

3. Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ

4. Hội nghị cấp cao Têhêran

IV. Giai đoạn thứ tư (24-12-1943 đến 9-5-1945): Những thắng lợi quyết định của phe đồng minh chống phát xít – chủ nghĩa phát xít Hítle bị tiêu diệt.

l. Mặt trận Xô - Đức

2. Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu

3. Hội nghị tam cường Ianta và Pốtxdam

4. Trận công phá Béclin

V. Giai đoạn thứ năm (9-5-1945 đến 14-8-1945): Nhật Bản đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

l. Cuộc phản công của quân Mĩ - Anh ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương

2. Liên Xô tham chiến. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai