Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục đảm bảo: 3 phần

- Cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.
- Giải thích những từ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.
- Nếu được lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ cùng bằng chứng đa dạng để củng cố vấn đề. Chú ý sắp xếp khoa học.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

refer
Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Từ ngàn xưa dan tộc vietj nam vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.Lòng yeu thương tinh thần nhan đạo đó càng ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.Truyền thống ây đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nó đc đúc kết lại thành những bai học mà ông cha ta thường nhắc nhở:''Lá lành đùm lá rách''.Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục con người.Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc gần gũi với những sự viecj bình thường trong cuộc sống.''Lá lành'' là chiếc lá còn nguyen vẹn,còn giữ nguyen dáng hình của chiếc lá.''Lá rách''là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyen vẹn như trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um tùm tươi tốt neus nhìn kĩ ta sẽ thấy đc những chiếc lá lành đan cài,bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau(bn lấy vd ra)Chính nhờ nhiều lớp lá nhỏ xáu xí không nguyên vẹn sẽ được những chiếc lá tốt bao bọc che chở cho.Từ hình ảnh trên ta lien tưởng đến con người.Những ai có khó khăn hay hoạn nạn sẽ dược những nhà hảo tâm giúp đỡ trong hoàn cảnh thieus thốn đó.Trong hoàn cảnh dó,cùng là anh em sống trong một đất nc phải biets yêu thương nhau đùm bọc nhau.Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phàn nào mất mát đau thương của những người gặp khó khăn.Tình yêu đồng bào đồng loại đã làm ấm lại làm lành lại những nỗi đau vét thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nen tinh thân ái trong nhân dân và nó là truyền thống đẹo của nhân dân ta
BN TỰ LÀM PHẦN KẾT ĐOẠN NHA
Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.
Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội.Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất.Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.
Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người.Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bộc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.
Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.
Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn
lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.
Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống ca cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.

Mình gợi ý thôi nhé,bạn có thể tham khảo:
Ông cha ta thường răn dạy"
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Và đúng như thế.Người dân Việt Nam từ trước đến nay đều đã và đang quan tâm,chia sẻ lẫn nhau như một đồng bào.Đặc biệt là trong lúc Đại dịch COVID-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp,đe doạ đến tình mạng của nhiều người dân trên toàn thế giới.
_COVID-19 là loại bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra.Đây là một loại bệnh truyền nhiễm qua không khí rất nguy hiểm và nó có nguy cơ lây lan toàn cầu.
_Trong lúc khó khăn như thế người dân Việt Nam đã giúp đỡ nhau cùng vượt qua đại dịch.Cụ thể:
+Chính phủ đã đưa chuyên cơ sang Vũ Hán(Tâm điểm vùng dịch) để đón các người dân về nước miến phí.
+Chính phủ hỗ trợ 100% chi phí khám,chữa bệnh,ăn uống...cho người bị bệnh và cách li.
+Người dân có niềm tin vào chính phủ
+Nhiều người đã phát khẩu trang miễn phí cho người dân
+Quân đội đã phải ra rừng chịu rét mướt,sương gió để những người dân cách li được ở những nơi sạch sẽ
+Chính phủ thường xuyên nhắc nhở,hướng dẫn người dân cách chống và phòng bệnh
+Chính phủ luôn đề ra những biện pháp kịp thời đúng đắn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan như cho hs nghỉ học,cách lí những ng đến từ vùng dịch.
+Người dân còn luôn thực hiện nghiêm túc cách phòng chống bệnh
...
_Học tốt_
Bàn về câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
Tục ngữ, ca dao là kho tàng tri thức quý báu của dân tộc, được đúc kết từ những kinh nghiệm sống và bài học đạo đức của cha ông ta. Trong số đó, câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" không chỉ là một hình ảnh sinh động mà còn chứa đựng một triết lý sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh con ngựa trong đàn để nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong một tập thể. Khi một con ngựa bị đau ốm, cả đàn ngựa sẽ ngừng ăn cỏ, thể hiện sự lo lắng, quan tâm và chia sẻ nỗi đau với đồng loại. Hình ảnh này gợi lên trong ta cảm xúc về sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không thể tồn tại độc lập mà luôn gắn bó với những người xung quanh, tạo nên một cộng đồng, một xã hội. Khi một thành viên trong cộng đồng gặp khó khăn, hoạn nạn, những người khác không thể làm ngơ, thờ ơ mà cần phải chung tay giúp đỡ, chia sẻ. Sự giúp đỡ không chỉ mang lại sự hỗ trợ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần lớn lao, giúp người gặp nạn có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" còn mang ý nghĩa về sự đoàn kết, sức mạnh tập thể. Khi chúng ta cùng nhau đoàn kết, chúng ta sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, có thể vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc đã giúp chúng ta đánh bại những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Trong cuộc sống hàng ngày, sự đoàn kết cũng giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng văn minh, giàu mạnh.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi mà lối sống cá nhân hóa đang dần chiếm ưu thế, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái có nguy cơ bị mai một. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng. Những hành động vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác vẫn còn tồn tại. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận lại giá trị của tình yêu thương, sự đoàn kết và có những hành động thiết thực để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Để phát huy tinh thần "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", chúng ta cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hãy quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Hãy tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng. Hãy lan tỏa những thông điệp yêu thương, đoàn kết đến mọi người.
Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" là một bài học quý giá về tình yêu thương, sự đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái. Hãy ghi nhớ và thực hành bài học này để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cộng đồng.
Tục ngữ Việt Nam là kho tàng chứa đựng những bài học sâu sắc, thể hiện lối sống, tư tưởng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một trong những câu tục ngữ nổi bật, dạy ta bài học về yêu thương và đoàn kết là "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ này không chỉ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn là kim chỉ nam cho cách sống và ứng xử của mỗi người trong xã hội.
Thoạt nghe, "Lá lành đùm lá rách" mang hình ảnh cụ thể về những chiếc lá. Lá lành tượng trưng cho những con người, gia đình, hoặc cộng đồng đang ở trong điều kiện tốt đẹp. Ngược lại, lá rách là biểu tượng cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Hình ảnh “lá lành đùm lá rách” gợi lên một bức tranh nhân văn, nơi những con người khỏe mạnh và đủ đầy biết sẻ chia, chở che những người yếu thế.
Sâu xa hơn, câu tục ngữ là bài học về lòng nhân ái và tinh thần tương thân tương ái. Trong cuộc sống, không phải lúc nào ai cũng may mắn và thuận lợi. Có những lúc, khó khăn, bệnh tật, mất mát có thể ập đến với bất kỳ ai. Khi đó, sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng chính là nguồn sức mạnh lớn lao giúp họ vượt qua. Đó không chỉ là sự hỗ trợ vật chất, mà còn là những lời động viên, an ủi, tình cảm chân thành từ trái tim đến trái tim.
Truyền thống yêu thương, đoàn kết được thể hiện qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã trở thành một phần của đời sống người Việt. Trong các đợt thiên tai, bão lụt, hay dịch bệnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy tinh thần này qua những hành động thiết thực: từ việc tổ chức quyên góp ủng hộ, đến việc cá nhân tự tay trao đi từng gói quà nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa. Điều này cho thấy rằng, bài học từ câu tục ngữ không chỉ nằm trên sách vở mà đã thấm nhuần trong tư tưởng, hành động của cả dân tộc.
Trong một thế giới ngày càng hiện đại và phát triển, tinh thần "lá lành đùm lá rách" càng cần được duy trì và phát huy. Đó không chỉ là việc giúp đỡ người khác mà còn là cách để xây dựng một xã hội công bằng, ấm áp và nghĩa tình. Khi mỗi người đều biết yêu thương và chia sẻ, xã hội ấy sẽ trở thành nơi đáng sống hơn, nơi mà các giá trị nhân văn được tôn vinh và lan tỏa.
Tóm lại, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" không chỉ là lời dạy từ tổ tiên mà còn là kim chỉ nam, truyền cảm hứng cho cách sống của thế hệ hôm nay và mai sau. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: sống không chỉ là nhận, mà còn là biết cho đi, không chỉ là tồn tại, mà là sống sao cho có ý nghĩa và tình người.