K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2021

Em rất vui và tự hào

 

21 tháng 6 2021

mỗi vậy thoi hả nhưng phải viết thành một đoạn văn á

22 tháng 7 2020

Ôi vui quá là vui...HẾT

Ko mạng zạy pạn dzui lòng tự làm:)

2 tháng 1 2022

chs ác quớ bn ơu:<

 

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

17 tháng 10 2021

hay 

 

17 tháng 9 2021

Trúng tuyển lớp 10 bạn nhé!

22 tháng 12 2021

=23 x (58-30) + 28 x 77

=23 x 28 +28 x 77

=28 x (23+77)

=28 x 100

=2800

học tốt bạn nhé

22 tháng 12 2021

bài này là dạng nâng cao về toán tính nhanh, mik nghĩ là ẽ ít bạn trả lời đc 

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

  Suốt cuộc đời, có lẽ ta được biết và đã trải qua cũng như cảm nhận được rất nhiều mối quan hệ như tình cảm bạn bè, thầy trò, .... nhưng có lẽ sẽ chẳng có thứ tình cảm nào có thể hơn được tình mẫu tử của người mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng con người ta. Người mẹ hàng ngày phải sương gió che chắn cho gia đình và nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người. Người mẹ đã không quản khó nhọc nuôi nấng ta từ khi còn là một đứa trẻ cho đến bây giờ .... Cứ mỗi đêm hồi tôi còn nhỏ, mẹ lại phải thức đêm dỗ dành và ru tôi ngủ. Tiếng hát ru trầm ấm mà du dương. Tiếng hát vang vảng trong khoảng không tĩnh mịch. Từng câu hát ru được truyền qua nhiều thế hệ. Đối với tôi người mẹ ấy như một cô Tấm hiền dịu chăm chỉ vậy. Bà sẵn sàng làm tất cả vì con. Sẵn sàng sương gió mặc kệ bản thân mình để lo cho con cái chỉ mong con được hạnh phúc.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

 Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, mà từ những ngày ấu thơ, khi chúng ta còn chưa biết đến tình thương là gì, chúng ta đã cảm nhận được tình cảm của mẹ qua những câu hát lời ru. À ơi tay mẹ là bài thơ nhẹ nhàng thể hiện tình mẫu tử đó.

Cảm nhận bài À ơi tay mẹ

      Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ với những phép nhiệm mầu. Tác giả dùng “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ có thể chắn mưa sa, có thể chặn bão giông để che chở và bảo vệ cho đứa con.

                              Bàn tay mẹ chắn mưa sa

                        Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

      Tiếp theo, chúng ta có thể nghe âm thanh hát ru à ơi của người mẹ qua những câu thơ sau:

                            Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

                        À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

                            À ơi này cái trăng tròn

                        À ơi này cái trăng còn nằm nôi

 

                            Bàn tay mẹ thức một đời

                        À ơi này cái Mặt Trời bé con

                            Mai sau bể cạn non mòn

                        À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

      Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng ru cái “vầng trăng” đi vào giấc ngủ và những giấc mơ thần tiên. Người mẹ yêu thương gọi con mình là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. 

Nêu cảm nghĩ về bài À ơi tay mẹ bộ Cánh Diều- Soạn văn 6 mới CungHocVui

Nêu cảm nghĩ về bài À ơi tay mẹ

      Tình yêu thương của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”, những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời. Bàn tay mẹ có thể thần kỳ đến thế sao? Bàn tay mẹ có thể “Ru cho mềm ngọn gió thu / Ru cho tan đám sương mù lá cây”. Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. 

                            Ru cho cái khuyết tròn đầy

                       Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

      Bàn tay mẹ vốn rất bình thường, thậm chí còn nhăn đi theo năm tháng. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm mầu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy chắt chiu và chịu bao nhiêu dãi dầu sương gió mới có thể tạo ra phép mầu cho cuộc đời của con.

                            Bàn tay mang phép nhiệm mầu

                        Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

      Bàn tay ấy “ru cho sóng lặng bãi bồi” cho mưa không còn dột chỗ ngoại ngồi khâu áo, ru cho cuộc đời con không còn những đau đớn, những cực khổ mà người mẹ đã phải chịu. Nhưng “À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”. Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.

8 tháng 6 2019

Tôi là cô bé được sinh ra trong gia đình trí thức và được sống trong muôn vàn tình thương bao la. Tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày hạnh phúc với ba mẹ và em trai. Dù ba mẹ tôi chỉ là những công nhân viên nhà nước bình thường với những đồng lương ít ỏi nhưng không vì vậy mà chị em tôi lại bị thua kém với bạn bè đồng trang lứa.

Tôi và em trai luôn được ba mẹ cho những gì tốt nhất và hạnh phúc nhất. Gia đình tôi tuy không phải là đại gia về vật chất nhưng có lẽ là đại gia của tình yêu thương hạnh phúc và trên hết là đại gia của nền tri thức trí tuệ. Từ nhỏ tôi luôn được ba mẹ kể về sự ham học và vượt lên nghị lực, vượt qua cái nghèo để trở thành người có ích và được nhiều người nể trọng như các cậu, các dì và ba mẹ tôi.

Chính vì hiểu được điều đó và được ba mẹ dạy dỗ nên suốt quãng đời đi học tôi luôn giữ vững được thành tích học sinh giỏi của mình. Tôi tự hào và sung sướng khi mình được khen là thông minh và học giỏi, thầy cô khen, bạn bè nể. Ngay cả trong chính gia đình mình tôi cũng luôn được coi là một cô bé học giỏi, là gương của các em. Tôi biết lúc ấy mình là niềm tự hào của ba mẹ.

Rồi chặng đường cam go thứ nhất trong cuộc đời học sinh, kỳ thi tốt nghiệp cấp 2 cũng đã đến. Có lẽ đối với mọi người, đó cũng chỉ là một cuộc thi chuyển cấp bình thường mà thôi, nhưng đối với tôi, một cô bé 15 tuổi, kỳ thi này như một đỉnh núi cao cần rất nhiều cố gắng để vượt qua.

Tôi được ba mẹ lo lắng cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Ba mẹ tiết kiệm tiền, nhịn ăn, bớt phần sữa của em trai để tìm mua những loại thuốc bổ não tốt nhất cho tôi lúc ấy. Ba mẹ tìm mua cho tôi những cuốn sách tham khảo hay để tôi có thể tiếp thu hết những kiến thức hay nhất, để làm bài thi một cách tốt nhất. Và hơn hết là tôi có thể bước đến tương lai, bước đến cánh cửa đại học một cách thuận lợi hơn khi mình được học trong một trường cấp 3 tốt.

Và lúc ấy trở thành học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân là cả một giấc mơ đối với tôi. Tôi quyết tâm học thật tốt để có thể là niềm tự hào của cha mẹ, và cũng chính vì lý do ấy cùng với sự kỳ vọng, yêu thương của ba mẹ dành cho tôi mà khi còn một ngày nữa là ngày thi đến, tôi đã học thuộc hết và trả bài cho mẹ một cách tự tin những bài thơ, tiểu sử tác giả, định nghĩa, định lý công thức toán học, vật lý.

Thật vậy, tôi đã hoàn thành bài thi môn đầu tiên của mình là môn Văn, tôi cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của ba mẹ khi con gái mình đã làm bài tốt. Rồi tôi bước vào môn thi thứ hai là môn Lý, ngày đó là ngày đã cho tôi bài học quý giá. Khi ấy vừa kết thúc bài thi, tôi vui vẻ ra về với tâm trạng của một sĩ tử làm bài tốt.

Tôi khoe với ba rằng mình làm bài rất tốt vì dạng bài tập đó tôi đã được thầy cô cho làm rất nhiều lần rồi và tôi chắc chắn rằng mình đã làm bài đúng. Hai cha con tôi về nhà trong tiếng cười nói vui vẻ, về đến nhà tôi hớn hở gọi điện cho thím, cũng là một giáo viên dạy Lý cấp 2 để nói kết quả mình làm được. Tôi đọc rành mạch những lời giải, công thức mà mình làm và rồi tôi biết được một sự thật đau đớn rằng mình đã làm đúng tất cả nhưng không đúng đáp số, chỉ vì tôi bất cẩn nhìn nhầm số của đề bài.

Và điểm 10 tôi ước mơ giờ chỉ còn là 6,5 với 5 điểm lý thuyết nếu đúng trọn vẹn và 5 điểm của bài toán đã vì tính bất cẩn của tôi giờ chỉ còn lại 1,5 điểm. Ba mẹ không la mắng vì sợ tôi sẽ ảnh hưởng đến những môn thi sau, nhưng tôi biết buổi tối hôm ấy ba mẹ đã khóc. Những giọt nước mắt ấy đã âm thầm hiện hữu trên đôi mắt của ba mẹ tôi cho đến ngày tôi nhận kết quả thi dù rằng những môn thi sau tôi đều làm bài tốt.

Kết thúc kỳ thi, khi bạn bè vui vẻ đi chơi thì tôi lại lầm lũi ở nhà một mình chờ đợi ngày có kết quả. Những cố gắng của tôi cũng đã được ghi nhận qua điểm số cao, khi tất cả học sinh trong trường tôi rất ít bạn có điểm thi Văn 9,5 điểm thì tôi lại có được con số ấy. Môn Lý rất ít học sinh được trọn vẹn 5 điểm lý thuyết thì tôi lại có được con số ấy. Nhưng tất cả rồi cũng đã bị tôi hủy hoại do tính bất cẩn của mình với kết quả tốt nghiệp loại khá vì có một môn thi dưới 7 điểm.

Tôi đã khóc rất nhiều cho cái tuổi 15 ấy, bạn bè liên tục gọi điện hỏi thăm tôi về kết quả thi, ba mẹ xấu hổ khi mọi người hỏi về kết quả của tôi, ngày các bạn về trường chia tay thầy cô thì tôi lại trốn đi vì xấu hổ. Và đau đớn hơn cả là cái nhìn của mọi người đối với tôi, người ta không nhìn vào chặng đường 9 năm cố gắng của tôi mà chỉ nhìn vào bài thi do một phút bất cẩn.

Tôi không còn là cô bé học giỏi ngày nào nữa, không còn là tấm gương cho các em và hơn hết là sự khinh miệt của người bạn thân mình coi như chị em bấy lâu nay. Khi tôi không nghe điện thoại của nhỏ, tôi đã được bạn tôi tặng cho một câu nói sẽ là mãi mãi trong lòng tôi: “Sao không nghe điện thoại vậy? Hay là làm bài thi ít điểm quá nên xấu hổ hả”. Một câu nói nhưng dạy cho tôi rất nhiều điều, dạy tôi biết thế nào là nỗi đau của sự thất bại, hậu quả của tính bất cẩn và bài học về “chọn bạn mà chơi” của ông bà xưa.

Rồi tôi lớn lên cùng với nỗi đau nhớ đời ấy, tôi vẫn cứ học và không để ý đến những gì xung quanh mình, không cần biết về những lời nói của người đời, chỉ biết học và biết đến gia đình tôi có ba mẹ và em trai tôi. Tôi không cần bất cứ ai nghĩ mình là một người giỏi cả, tôi chỉ cần mình là một người con ngoan của ba mẹ là đủ.

Năm em trai tôi thi lớp 9, dù đối với tôi đã 7 năm trôi qua, nhưng bài kiểm tra ấy vẫn luôn là kỉ niệm sâu xắc nhất đối với em.

~Hok tốt~

27 tháng 1 2019

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện buồn xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ mà các em phải chia lìa mỗi người một ngả, tác phẩm mang đến cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi về hoàn cảnh éo le của hai anh em, chính sự gắn bó, yêu thương của hai anh em càng làm cho tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê thấm đượm được tinh thần nhân văn sâu sắc.

Cuộc chia tay của những con búp bê được nhà văn Khánh Hoài lựa chọn điểm nhìn là từ nhân vật Thành, tức theo ngôi kể thứ nhất, cách lựa chọn này khiến cho tác phẩm có cái nhìn chân thực, từng sự kiện, cảm xúc trong tác phẩm cũng gần gũi, sống động hơn trong cảm nhận của người đọc. Mặt khác, lời kể là của nhân vật Thành còn thể hiện được sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em, Thành và Thủy. Có thể nói, hai nhân vật Thành và Thủy được đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn, tình cảm an hem bị chia lìa. Cao trào của cảm xúc chính là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào của Thành và Thủy.

Vì những bất đồng trong cuộc sống, bố mẹ của Thành và Thủy đã đi đến quyết định li hôn, mái ấm gia đình tan vỡ là điều không ai mong muốn nhưng người đáng thương, bàng hoàng nhất không phải bố hay mẹ của Thành mà là hai anh em Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau đớn, mất mát này. Sự chia lìa này khiến cho các em mất đi một mái ấm gia đình trọn vẹn, tình cảm bị tổn thương sâu sắc, không chỉ không được sống với cả bố và mẹ, mà ngay cả tình cảm anh em thiêng liêng là vậy cũng bị hoàn cảnh nhẫn tâm chia lìa, ngăn cản.

Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau, những cử chỉ của sự quan tâm trong tác phẩm khiến cho chúng ta, những độc giả, người đứng ngoài câu chuyện phải mỉm cười trong hạnh phúc, nhưng sau nụ cười ấy lại là những giọt nước mắt xót xa, thương cho hoàn cảnh chia lìa của hai anh em. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, Thành giúp em gái học, hay đến trường đón em vào mỗi chiều tan học. Khi trở về nhà thì hai anh em vừa nắm tay nhau vừa trò chuyện vui vẻ.

Thủy lại là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ như chính lứa tuổi của em. Nhưng cô bé ấy cũng rất đảm đang, nữ tính, để ý đến những thứ nhỏ nhặt và giúp đỡ anh trai mỗi khi cần. Thành vì mải mê đá bóng mà làm rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh. Những cử chỉ quan tâm của hai anh em Thành và Thủy tuy dung dị nhưng sao thật ấm áp, đó là tình cảm anh em thiêng liêng, cao quý hơn bất cứ thứ tình cảm nào khác. Càng ngưỡng mộ tình cảm của hai anh em thì ta lại càng xót xa khi những khuôn mặt ngây thơ, non nớt ấy thấm đượm nỗi buồn của sự chia li, mất mát.

Hai anh em đã quen với sự hiện diện của nhau trong cuộc sống của mình, nên khi biết tin bố mẹ li hôn, mỗi người một nơi, không còn được gặp nhau như mọi khi thì đó chính là khoảnh khắc khủng hoảng đau đớn nhất đối với cả Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để đón nhận nỗi đau không tưởng này. Hai anh em chia đồ chơi, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em gái, ngay trong phút chia li, sự nhường nhịn của người anh đối với cô em gái nhỏ cũng khiến ta cảm động.

Thủy vì sợ anh trai không có người canh gác lúc đêm khuya nên đã đưa cho anh con búp bê Vệ Sĩ, người em gái nhỏ ấy luôn nghĩ về người anh, vì muốn anh được yên tâm ngủ mà đã nhường còn búp bê Vệ Sĩ để nó ở bên bảo vệ anh mình. Giây phút chia tay đã đến, hai anh em đều bật khóc, đó là những giọt nước mắt của đau đớn, bất lực, dù không muốn nhưng hai anh em vẫn phải chia tay, Thành ở lại với bố, còn Thủy về quê với mẹ.

Điều đau đớn hơn nữa, đó là Thủy sẽ không được tiếp tục học nữa vì nhà bà ngoại cách xa trường học, từ nay em sẽ theo mẹ ra chợ để bán hoa. Hình ảnh một cô bé còn nhỏ tuổi bị tước đoạt đi hạnh phúc, tước đoạt đi nụ cười của trẻ thơ mà phải sống, bươn chải cuộc sống của những người lớn khiến cho ta vừa đồng cảm, vừa xót xa.

Cuộc chia tay của những con búp bê thực chất là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy, cuộc chia tay ấy thấm nước mắt của sự bi thương, mất mát. Văn bản thể hiện được một triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia li khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương, tiếng cười tuổi thơ cũng vì thế mà mang một màu sắc u buồn, thê lương.

26 tháng 1 2019

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Phát biểu cảm nghĩ về “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài-Văn lớp 7

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?