Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn Bát phở của nhà văn Phong Điệp.
BÁT PHỞ
(Lược trích một phần: Nhân vật “tôi” đi ăn phở tại một quán phở khá ngon, có tiếng ở Hà Nội. Tôi tình cờ được chứng kiến câu chuyện của hai người cha đang đưa hai cậu con trai từ quê lên Hà Nội thi Đại học. Hai người bố sau khi đã trao đổi với nhau mất vài phút, họ củng bước vào quán phở chỗ tôi đang ngồi).
Cả bốn người họ nhìn sang tôi, nhìn sang những bàn khác, rồi tần ngần nhìn tới nhìn lui cái biển ghi trên cửa quán.
- Phở bò nhé? Tái hay chín?
- Thêm cả quả trứng cho chắc bụng nhé?
Hai cậu con nhè nhẹ gật đầu:
- Vâng, gì cũng được.
- Thế thì cho hai phở bò chín. Hai trứng.
Thằng nhỏ chạy bàn vo cái khăn trong tay, tần ngần nhìn bốn người, ý chừng như muốn
hỏi:
“Sao bốn người mà chỉ có hai bát?" Nó chạy ra chỗ ông chủ quán, chỏng lỏn: “Hai bò!"
... Trong tích tắc, hai bát phở sóng sánh được bê ra, đặt trịnh trọng trên bàn. “Chúng mày ăn đi”- Một trong hai người cha lên tiếng. Đoạn hai ông kéo xích cái ghế ra ngoài một chút, thì thầm nói chuyện với nhau. Đại loại ba cái chuyện mùa màng, bò đẻ, vải thiều sụt giá... Rồi tới nữa là chuyện phòng trọ trên này sao đắt chỉ mà đắt. Sáng mốt ngủ dậy, mình phải trả phòng luôn, không là họ tính thêm một ngày nữa. Mình đợi chúng nó ngoài phòng thi, thi xong thì ra bến xe về luôn. Cần thì mua mấy tẩm bánh mì, lên xe ăn tạm. Về đến quê rồi, chủng nó thích ăn gì, tha hồ ăn. Chứ trên này, chậc...chậc...
Cuộc sống nơi đây hẳn là khác rất xa với nơi họ vẫn sống hàng ngày, nơi mà họ đang thon thót về đợt vải năm nay, con bò sắp đẻ lại lăn đùng ra ốm. Họ chỉ vừa lên đây vài ba bữa mà đã thấy lâu quá trời quả đất. Bộ quần áo chỉn chu nhất trong tủ quần áo của hai ông bổ nông dân ấy, đều đã mang cả ra đây để mặc rồi. Những bộ quần áo không còn rõ mẫu sắc ban đầu của vải nữa. Nhưng dưới quê, chỉ có lễ trọng họ mới mặc mà thôi.
Trong khi ấy, hai cậu con vẫn cặm cụi ngồi với bát phở của mình. Chúng không nói gì. Không cả dám khen một câu đại loại: "phở ở đây ngon quả". Hàng phở này ngon thật. Tôi vốn rành ăn phở, những quán thế này không thật nhiều. Nhưng vì sao chúng không hồ hởi mà thổi ra một câu như thế?
Và tôi, không kìm nén được mình, cử hưởng sang phía bổn con người ấy. Bốn con người ngồi lặng một góc giữa cái quán ồn ã. Người cha sẽ đợi những đứa con của mình ăn đến tận thìa nước cuối cùng, rồi lẳng lặng moi cái ví bằng vải bông chần mầu lam, cất trong ngực áo ra. Ông sẽ phải đểm một lúc cho những tờ hai nghìn, năm nghìn, mười nghìn để sao cho đủ ba mươi nghìn đồng, trả cho hai bát phở...
Hai cậu con trai lặng lẽ bên những người cha. Chúng nhìn những đồng tiền đi ra khỏi ví của cha. Trên gương mặt chúng hiển hiện rõ ràng nỗi âu lo, mỏi mệt. Những kì thi, những nẻo đường ngổn ngang phía trước... Hôm nay, chúng nợ cha ba mươi nghìn đồng. Cuộc đời này, chúng nợ những người cha hơn thế nhiều ...
(Theo Phong Điệp, Văn học và Tuổi trẻ số tháng 5 (430-431) năm 2019, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 61-63)
Chú thích:
Nhà văn Phong Điệp tên thật là Phạm Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 tại Nam Định. Truyện của Phong Điệp thường ít cảm xúc lai láng nghệ sĩ, mà tràn trề những câu văn miêu tả của người quan sát khách quan, nhẹ nhõm, dửng dưng nhưng lôi cuốn người đọc đến tận câu kết cuối cùng.
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết
- Nhà văn Phong Điệp quê tại Nam Định. Truyện của cô thường ít cảm xúc lai láng nghệ sĩ, mà tràn trề những câu văn miêu tả của người quan sát khách quan, nhẹ nhõm, dửng dưng nhưng lôi cuốn người đọc đến tận câu kết cuối cùng.
- Truyện ngắn “ Bát phở” đã thể hiện rất rõ phong cách sáng tác của Phong Điệp. Câu chuyện ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng và khiến người đọc vô cùng cảm động về sự hi sinh của người cha dành cho con cũng như sự thấu hiểu của người con qua ngôn ngữ mộc mạc, chân chất như chính bản chất dân dã, chân thành của những người dân quê.
2. Thân bài:
* Về nội dung:
Nêu ngắn gọn nội dung chính ( Tóm tắt)
Nhân vật tôi vào ăn sáng tại một quán phở ngon nổi tiếng. Ở đây, tôi tình cờ chứng kiến có hai người cha đưa hai cậu con trai lên Hà Nội thi đại học. Họ vào quán mà chỉ gọi hai bát phở bò và trứng cho hai người con, còn hai người cha lặng lẽ ngồi chuyện phiếm. Họ nói về mùa màng thất bát, về giá cả ở Hà Nội gì cũng đắt đỏ. Hai người con lặng lẽ ăn, không một lời bình phẩm mặc dù đây là quán phở rất ngon. Hai người cha đếm những đồng tiền lẻ ít ỏi trả tiền hai bát phở, đợi các con thì xong, trên đường về họ sẽ mua tạm mấy ổ bánh mì để ăn.
Phân tích chủ đề của tác phẩm: Truyện ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và cảm động.
- Đó là tình cảm, sự hi sinh của những người cha dành cho con.
Dù hai người cha nhà quê, hoàn cảnh chẳng khá giả gì. Bộ quần áo chỉn chu nhất trong tủ quần áo của hai ông bổ nông dân ấy, đều đã mang cả ra đây để mặc rồi. Những bộ quần áo không còn rõ mầu sắc ban đầu của vải nữa, nhưng họ vẫn bỏ công bỏ việc, cất công đưa các con lên Hà Nội thi đại học, những mong các con có tương lai xán lạn, tốt đẹp hơn. Họ vào quán và chỉ gọi phở cho các con trong khi bản thân họ nhịn chạy. Khi gọi phở, họ còn không quên gọi thêm trứng để bồi bổ cho các con Thêm cả quả trứng cho chắc bụng nhé Hai người cha đã tính đến việc các con thi xong, trên đường đi xe về quê, họ sẽ mua mấy ổ bánh mỉ ăn tạm. Những người cha nông dân chất phác đã cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất trong khả năng của họ cho những đứa con.
-Tình cảm của con dành cho cha:
Những người con thấu hiểu sự hi sinh âm thầm của cha. Bởi thế mà khi ăn phở, dù là một bát phở rất ngon Hàng phở này ngon thật. Tôi vẫn rảnh ăn phở, những quán thể này không thật nhiều nhưng họ không dám bình phẩm nữa lời, chỉ biết lặng lẽ ăn. Họ hiểu rằng, những người cha cũng đói, nhưng vì hoàn cảnh, những người cha chỉ dành dụm lo được cho họ. Một lời suýt soa, một tiếng khen chê về bát phở lúc này đều là điều tàn nhẫn với hai người cha. Rồi khi nhìn cha đếm những đồng tiền lẻ để trả hai bát phở, họ không giấu được tâm trạng âu lo Chúng nhìn những đồng tiền đi ra khỏi vi của cha. Trên gương mặt chúng hiển hiện rõ ràng nỗi âu lo, mỏi mệt. Họ biết rằng trong cuộc đời này, họ không chỉ nợ cha mình bát phở bò mà con nợ nhiều hơn thế. Điều đó có lẽ sẽ là động lực mạnh mẽ giúp họ cố gắng để có thể sống tốt hơn, có thể báo đáp công ơn cha mẹ.
* Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
+ Cốt truyện đơn giản, chỉ như câu chuyện đời thưởng vụn vặt, nhưng qua đó cho thấy được sự hi sinh âm thầm của những bậc làm cha và làm toát lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Các nhân vật, nhất là nhân vật hai người cha được khắc hoạ chủ yếu qua ngoại hình, hành động, lời nói, cử chỉ bên ngoài. Chi tiết Những bộ quần áo không còn rõ mầu sắc ban đầu của vải nữa hé lộ phần nào gia cảnh của họ, đưa con lên phổ thi, chắc chắn họ sẽ chọn những bộ cánh mới nhất, đẹp nhất mà mình có, nhưng đó cũng chỉ là những bộ quần áo đã bạc màu thời gian, chẳng còn rõ màu sắc ban đầu của vải. Hành động gọi hai bát phở, thêm hai trứng cho các con ăn, còn mình ngồi chuyện phiếm đợi con ăn đến giọt nước cuối cùng rồi trả tiền thực sự khiến ta cảm động về tình yêu thương dành cho con cái của những người làm cha mẹ.
+ Truyện còn đặc sắc ở việc chọn ngôi kể thứ nhất, nhân vật tôi chỉ là một người khách qua đường, tình cờ được chứng kiến câu chuyện của bốn người ở quán phở. Nhưng với cách chọn ngôi kể này, câu chuyện vửa có yếu tố khách quan, lại vừa chân thực.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, chân chất như chính bản chất dân dã, chân thành của những người dân quê.
+ Ngoài ra, truyện neo đậu trong tâm trí người đọc qua những chi tiết truyện đắt giá, như chi tiết trong cuộc trò chuyện của hai người cha khi ngồi đợi con ăn phở: Rồi tới nữa là chuyện phòng trọ trên này sao đắt chỉ mà đắt. Sáng mất ngủ dậy, mình phải trả phòng luôn, không là họ tính thêm một ngày nữa. Mình đợi chúng nó ngoài phòng thi, thi xong thì ra bến xe về luôn. Cần thì mua mấy tấm bánh mì, lên xe ăn tạm. Chi tiết thoáng qua trong câu chuyện phiếm nhưng đã đủ để tố cáo cái khó, cái nghèo của những người dân quê, đồng thời làm nổi bật sự tần tiệm, tiết kiệm và tình yêu thương của hai người cha cho con cái. Họ sẵn sàng nhịn ăn để lo cho các con được tốt nhất…
*Liên hệ: Những tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả.
*Đánh giá: Khái quát thành công về nội dung, nghệ thuật.
3. Kết bài: Khẳng định thành công của truyện. Ý nghĩa của tác phẩm với bản thân.
chịu
bạn chép phần mở bài và thân bài từ dàn ý rồi phần liên hệ, đánh giá với kết bài bạn tự bịa ra hoặc hỏi ChatGPT là đc mà