K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2020

Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

*Ryeo*

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím....
Đọc tiếp

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

a)chỉ ra phương thức và nội dung chính của đoạn văn

b)tìm 3 phó từ,3 tính từ có trong đoạn văn  .

c)tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.

d) phân tích thành phần chính của câu văn sau:

1/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.

2/ Đầu tiên từ trong vườn ,mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức.

Các bn giúp mk vs

0
9 tháng 1 2018

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

Phó từ “lại”, “sắp”, “ra” bổ sung ý nghĩa lần lượt về sự tiếp diễn tương tự, quan hệ thời gian, kết quả và hướng cho động từ “buông tỏa”.

Phó từ “cũng”, “sắp” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự và quan hệ thời gian cho động từ “có” và “về”.

20 tháng 6 2023

Dạ cho em hỏi đoạn văn trên sử dụng mấy phép liên kết ạ? ( Lặp, nối...)

18 tháng 1 2022

Câu 5. Xác định TN, CN, VN các câu sau.          

a, Mùa xuân/ cây gạo /gọi đến bao nhiêu là chim.

   TN              CN               VN

b, Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm,/

                                       TN

một bông hoa/ rập rờn trước gió.

 CN                  VN

c, Đứng ngắm cây sầu riêng,/ tôi/ cứ nghĩ mãi về giống cây kì lạ

       TN                                   CN             VN

này.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 7 2019

Mùa xuân (chủ ngữ) / có nắng đào, có mưa bụi ấm, có tiếng chim và mùa hoa, có lá xanh non và cành tơ trẻ, có mặt trời hồng hào và mặt người tươi vui (vị ngữ).

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn...
Đọc tiếp

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp?Cho ví dụ từng loại máy?Công dụng máy cơ đơn giản? b)Để kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà người ta thường dùng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 5: a)Thế nào là sự bay hơi,sự ngưng tụ? b)Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là gì? c)Nêu 2 đặc điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ ? d)Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? e)Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 6:Tại sao? Khi vào mùa xuân thời tiết trời ẩm ướt (còn gọi là nồm ) tại sao chúng ta càng mở cửa ,nền nhà càng ướt? Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng ?Tại sao khi mặt trời mọc thì sương mù lại tan?

1

câu 1 

– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.

Một ngày mới bắt đầu ở quê emMùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông. Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt...
Đọc tiếp

Một ngày mới bắt đầu ở quê em

Mùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông. Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.

Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Một lát sau, hàng cây tre, mái nhà, bãi ngô... đang thấp thoáng hiện dần trong màn sương trắng bồng bềnh.Tiếng gà gáy hòa cùng tiếng là cây xào xạc trong gió như đang chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới. Các ngôi nhà đã lên đèn, ánh điện sáng tỏ ngoài sân. Làn khói tràn từ bếp nhà ai lan ra bầu trời. Mẹ em đã dậy đi chợ, bố em đang ngồi xem tivi trong phòng khách. Chú gà trống nhà em trèo lên cây ổi sau hè, cất tiêng gáy “ó o”. Mặt trời bắt đầu mọc, sân nhà em sáng lên bởi những tia nắng chói chang,ấm áp của ánh mặt trời.Ngoài đồng, những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện. Khi mặt trời lên cao, cả làng em nhộn nhịp hẳn lên. Trên các ngả đường học sinh nô nức đến trường, các cô các chú nông dân hớn hở ra đồng làm việc. Những cán bộ, công nhân viên khẩn trương đến cơ quan đúng giờ … Mỗi người một việc, ai cũng khẩn trương nhưng không kém phần hào hứng ,vui vẻ.

Buổi sáng mùa xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn. Một ngày mới trên quê em là như thế đó, dào dạt sức sống và tràn đầy hi vọng.  . Em rất tự hào về quê hương mình. một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .

Hay ko bình luận nha

3
20 tháng 8 2016

Hay lắm! ^^

20 tháng 8 2016

 bạn chú ý 1) viết câu thiếu cụm chủ ngữ,vị ngữ:Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng.

                  2) sửa câu: ngoài đồng những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện thành câu: ngoài đồng , những bông lúa vàng óng đang ngả  đầu vào nhau như thì thầm trò chuyện.thì câu văn sẽ mượt mà hơn.

                 3)bạn bị lặp từ " khẩn trương"

                4) Bạn không nên đưa từ" nồng nàn "vào câu: "Buổi sáng mùa Xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn" vì từ ấy chỉ có thể chỉ mùi hương mà thôi . Bạn có thể sửa: Buổi sáng mùa Xuân trên quê em  cảnh vật thật đẹp, êm đềm biết bao.

          TỚ GÓP Ý VẬY THÔI. CHÚC BẠN HỌC TỐT.

 Câu 1: Thế đấy, biến luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cùng thẳm xanh như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời u ám mây mù, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm biển đục, ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.a) xác định phép...
Đọc tiếp

 Câu 1: Thế đấy, biến luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cùng thẳm xanh như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời u ám mây mù, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm biển đục, ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.

a) xác định phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu 1

c) qua đoạn văn trên em xác định được những điều cần thiết nào khi viết văn miêu tả?

Câu 2: Hãy xác định phép so sánh nhân hóa điệp ngữ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:

Lá cây làm lá phổi

Cúng hít vào thở ra

Cành cây thường vẫy gọi

Như tay người chúng ta

Khi vui cây nở hoa

Khi buồn cây héo lá

Ai bẻ cành vặt hoa

Nhựa tuôn như máu chảy.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. (Theo Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên?

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? - Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. - Mùa xuân đã đến.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về khung cảnh trong đoạn văn. Trong đó có sử dụng 1 từ láy (gạch chân) 

mọi người ơi giúp mk nha mk đg cần gấp ( 5 người nhanh nhất nha )

3
28 tháng 10 2021

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

1

nội dung chính là nói về cảnh đẹp của nùa xuân bên bờ sông Lương

2

a) Nhà văn đã miêu tả cảnh mùa xuân theo trình tự thời gian, từ khi mùa xuân bắt đầu đến cho đến khi đến hẳn rồi, 

Qua những hình ảnh " hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất", "các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm", những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà,... chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn., , từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, những đàn sâm cầm, những con giang, con sếu, 

b) Từ ngữ diễn tả màu sắc: đỏ mọng, màu lúa non sáng dịu, đen xám, xanh um, lốm đốm, hung vàng, xanh rờn, daỹ núi biếc, 

3

    Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương                                                                                                                                                          Chủ Ngữ           Vị Ngữ

thuộc kiểu câu:

4

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..

CHÚC BẠ HỌC TỐT !!! ( mình ko giỏi văn nên giúp đc ít nhiều thôi)

28 tháng 10 2021

5 NGƯỜI THÀNH 0 NGƯỜI CHỤI  NHA NGHÊ ÓA GIỎI 10 ĐIỂM NHA 

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

1
11 tháng 2 2020

Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại