K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2021

nhớ tick nha 

Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.
 

    Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.
 

    Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
 

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

 

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...

 

 

    Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
 

    Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong (tháng 5 năm 1961), Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
 

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

 

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

 

 

    Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
 

    Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả''.
 

    Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.
 

    Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên báo Nhân dân. Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”.
 

    Trong Bản Di Chúc lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, và Người đã dành muôn vàn tình thương yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.
 

    Ngày nay, thiếu niên, nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, thiếu nhi nước ta một lần nữa ôn lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong những câu thơ mà Bác đã gửi cho các em vào tết trung thu năm 1952:
 

“Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình...

Các cháu hãy xứng đáng

 

Cháu Bác Hồ Chí Minh”.

 

 

    Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi.

Giọng đọc Hướng Dương Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lênChuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác...
Đọc tiếp

Giọng đọc Hướng Dương 

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

1 xác định phuong thức biểu đạt chính

2. biện pháp tu từ được sử dụng câu  thơ "bác sông như trời đất của ta " . cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó

0
25 tháng 3 2023

Đoạn thơ trên giúp ta thấu hiểu được những nét đẹp của Bác Hồ, người sống với tấm lòng bao dung, tình yêu thương vô điều kiện dành cho mỗi cành hoa, mỗi ngọn lúa trên đất nước. Với sự khát khao, lòng yêu nước mãnh liệt của mình, Bác đã hy sinh tất cả để dành cho mỗi đời người Việt Nam quyền tự do và giải phóng. Bên cạnh đó, Bác Hồ còn rất tâm huyết với văn hóa và nền nông nghiệp, đất nước, sự phát triển của những thế hệ trẻ trong tương lai. Những tấm gương lớn của Bác Hồ luôn tỏa sáng, là cảm hứng động viên cho tất cả những người theo chân ngài trong cuộc sống.

26 tháng 1 2021

Suốt cả cuộc đời mình, Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực. Người căm ghét bọn thống trị luôn "đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ... và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ" (Bản án chế độ thực dân). Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm tác giả đau đớn. Người đã từng thốt lên: "Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình". Có gì xúc động hơn, khi thấy nỗi lòng Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hại những người Việt Nam tại Khám lớn Sài Gòn. Người đã từng lên tiếng vạch trần những hành động dã man của lũ mặt người dạ thú với những người phụ nữ "Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn người xâm lược...", chúng "mắng một phụ nữ Nam An là con đĩ, con bú dù... Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn... bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ...".Qua những hành động ấy ,cho thấy Bác rất yêu thương con người ,nhất là trẻ em ,phụ nữ ,người già... Bác quả là tấm gương sáng để chún ta noi theo

Cảm nhận, phân tích ngắn gọn :

 

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Đoạn thơ đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Ở Bác có sự cao cả của 1 con người cả đời vì nước vì dân "như trời đất của ta" nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết "yêu từng ngọn cỏ ,mỗi nhành hoa". Bác dành sự quan tâm đặc biệt đến ngọn cỏ, cành hoa, ấy chính là thiên nhiên tươi đẹp. Đồng thời còn là sự quan tâm đến con người, nhân loại cần lao "em thơ", "già". Khôgn những thế, tình yêu thương ấy của Bác còn được thể hiện qua những hành động thiết thực, đáp úng được nhu cầu của mỗi đối tượng cụ thể. Tự do cho nô lệ, sữa cho em thơ và lụa tặng già. Với thái độ ân cần, trìu mến. thân thương, Người đã dàng tất thảy chochúng ta. Đoạn thơ đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tình cảm của tác giả với Bác.

2 tháng 4 2019

Bạn lên mạng tra thì biết nha !!!

Chúc họk tốt !!!

2 tháng 4 2019

Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui cho tất cả mọi người (“Sữa để em thơ, lụa tặng già “).

20 tháng 8 2018

Nội dung chính của đoạn thơ trên là ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác( Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.)

 

20 tháng 8 2018

"Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già."

(Bác ơi - Tố Hữu)

Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu trần thuật đơn có tự "là"

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu được giới thiệu trên báo "Nhân dân", sau này in trong tập thơ "Ra trận". Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngôn, chia đều thành 13 khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sông núi và lòng người. Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi thương tiếc Người và nguyện thực hiện lời Bác đặn. Đây là khổ thớ thứ 7 nằm trong phần 2 bài thơ "Bác ơi!":

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già!”.

Đoạn thơ đã ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao; tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác. Giọng thơ trang trọng, trang nghiêm.

1. Câu thơ thứ nhất là một so sánh, một lời ngợi ca khẳng định:

“ Bác sống như trời đất của ta”.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tự “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta. Ca ngợi công cha nghĩa mẹ, ca dao có câu:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

Trong nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, với lối nói ấy, Tố Hữu đã sáng tạo nên nhiéu câu thơ tuyệt đẹp:

“Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

 

(Sáng tháng năm)

“Bác ơi!

Thôi đập rồi chăng? một trái tim

Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim”

(Theo chân Bác)

2. Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.

Câu thơ cuối đoạn cũng có hai vế tiểu đối thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ hướng tới hai lứa tuổi cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội là em thơ và các cụ già Việt Nam:

“Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Chữ “để”có nghĩa là “để dành cho”.Chữ “tặng” thể hiện một tấm lòng, một cách ứng xử vô cùng trân trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả tình thân yêu. San sẻ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hôn Bác dành cho các cháu gần xa. Các vị lão giả cao niên “xưa nay hiếm” chắc đều đã về cõi thiên thu, nhưng những chiếc áo lụa Bác Hồ tặng các cụ, vẫn mãi mãi là kỉ vật thiêng liêng mà con cháu giữ gìn đến muôn đời mai sau? Cả ba câu thơ đều viết dưới hình thức liệt kê và đối xứng, tựa như những trang đời của Bác Hồ được dần mở rộng ra. Và mỗi chúng ta tưởng như đang mở rộng tầm mắt và tâm hồn chiếm lĩnh dần “hương nhân ái” Hồ Chí Minh, như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

“Đoá hoa sen mặt đất tỏa hương trời

Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi”

Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” – đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.