K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Trận Chi Lăng - Xương Giang (1427)

- Bối cảnh:

+ Tháng 10/1427, nhà Minh điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông, lực lượng gồm 15 vạn quân và 3 vạn ngựa, chia làm 2 đạo tiến vào nước ta: đạo quân thứ nhất, do Liễu Thăng cùng với Lương Minh, Thôi Tụ chỉ huy, theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn; Đạo quân thứ hai, do Mộc Thạnh cùng với Từ Hanh, Đàm Trung chỉ huy, theo đường vân nam tiến vào Việt Nam theo hướng Lào Cai.

+ Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định chọn đạo quân thứ nhất của địch làm đối tượng quyết chiến chủ yếu.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 8/10/1427, đạo quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy đã tiến vào Lạng Sơn. Quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút lui, nhử địch vào trận địa đã mai phục ở Chi Lăng. Khi thấy quân Minh đã lọt vào trận địa, quân Lam Sơn từ các vị trí mai phục đã đồng loạt tiến công, khiến quân địch đại bại, Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên.

+ Sau khi Liễu Thăng tử trận, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy, chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục tiến quân về phía Đông Quan. Đến Cần Trạm (Kép, Bắc Giang), quân Minh tiếp tục bị quân Lam Sơn chặn đánh một trận quyết liệt, hàng vạn tên bị chết trong đó Lương Minh cũng bị đâm chết tại trận.

+ Sau khi Lương Minh tử trận, Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, cùng với các tướng Lý Khánh, Hoàng Phúc cố kéo quân về thành Xương Giang mà chúng tưởng là quân Minh còn đang chiếm giữ. Đến Phố Cát (Lạng Giang, Bắc Giang) cách Xương Giang khoảng 8 km, quân Minh tiếp tục lọt vào trận địa phục kích của quân Lam Sơn, nhiều tướng Minh bị tiêu diệt, tướng Lý Khánh uất ức và tuyệt vọng phải thắt cổ tự tử.

+ Sau khi Lý Khánh tự vẫn, Thôi Tụ và Hoàng Phúc chỉ huy số quân còn lại tiến về thành Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), nhưng thành đã bị hạ, quân Minh phải đắp luỹ tự vệ trên cánh đồng Xương Giang.

+ Ngày 3/11/1427, nghĩa quân Lam Sơn từ bốn hướng tổng công kích, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân Minh.

+ Lúc này, đạo quân thứ hai của quân Minh (do Mộc Thạnh chỉ huy) đang bị chặn lại ở vùng biên giới Lào Cai, nghe tin đạo quân của Liễu Thăng đã bị diệt, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước. Quân Lam Sơn truy kích, tiêu diệt và bắt sống hơn 2 vạn tên địch.

- Ý nghĩa: Chiến thắng Chi lăng - Xương Giang là chiến thắng lớn nhất trong 10 năm chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn, đã đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải chấp nhận hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427 và chính thức rút quân vào ngày 29/12/1947. Đến ngày 3/1/1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước. Đất nước ta được hoàn toàn giải phóng.

Trận Ngọc Hồi-Đống Đa(1789)

- Bối cảnh:

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

Động thái của quân Tây Sơn:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

- Ý nghĩa:

Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tham khảo: Tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

♦ Hoàn cảnh:

- Cuối tháng 7/1784, dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 2 vạn thủy quân với hơn 300 chiến thuyền; cùng 3 vạn bộ binh tiến sang xâm lược Đại Việt theo 2 đường thủy bộ:

+ Thủy quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy phối hợp với quân của Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên đất Gia Định.

+ Bộ binh của Xiêm do Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang đóng quân ở Chân Lạp, với âm mưu: từ Chân Lạp tiến về Gia Định, kết hợp với thủy quân để tấn công Tây Sơn.

- Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang); sau đó gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. 

♦ Diễn biến chính

- Được tin quân Xiêm đang hoành hành tại Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tổ chức phản công. Nguyễn Huệ được cử làm tổng chi huy cuộc phản công này.

- Tháng 1/1785, thủy quân Tây Sơn tiến vào đóng quân tại Mĩ Tho. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ  quân Xiêm - Nguyễn.

- Sau khi nắm vững tình hình bố phòng của địch, Nguyến Huệ chọn khúc sông Mĩ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. 

- Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, dụ chiến thuyền của quân Xiêm vào trận địa mai phục. Khi thấy đoàn thuyền của quân Xiêm đã vào hết trong khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ ra lệnh tổng công kích. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực của quân Tây Sơn áp đảo, quân Xiêm hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn, vô số quân địch bị giết chết tại trận.

♦ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

♦ Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

5 tháng 8 2023

Thực hiện nhiệm vụ 1:

- Tư liệu về Ô-li-vơ Crôm-oen (lãnh đạo cách mạng tư sản Anh)

+ Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới, có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm quyền độc tài quân sự trong những năm 1653 - 1658.


+ Năm 1640, Ô. Crôm-oen được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc hội, ông đã hăng hái chống lại nhà Vua và Giáo hội Anh. Khi cách mạng Anh nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân kiểu mới, làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của Ô. Crôm-oen, quân đội Quốc hội đã đánh bại quân đội của nhà vua.

+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hoà được thiết lập. Chính phủ Cộng hoà đã phái Crôm-oen mang quân đội sang chinh phục và đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai-len.

+ Năm 1650, Crôm-oen dẫn quân đội lên Xcốt-len và mau chóng thu được thắng lợi. Hai năm sau, Crôm-oen lại tiến hành chiến tranh với Hà Lan, buộc nước này phải chấp nhận Luật Hàng hải của Anh. Khi trong nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng lớp dưới không thoả mãn với những chính sách của Chính phủ Cộng hoà, bọn sĩ quan cao cấp và bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crôm-oen thực hiện chế độ độc tài quân sự.

+ Năm 1653, Hội đồng Sĩ quan bầu Crôm-oen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời làm bảo hộ công. Lúc đầu, Crôm-oen còn chia sẻ quyền lợi với Hội đồng Quốc gia, nhưng từ năm 1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, thậm chí không triệu tập cả Quốc hội. Chính vì vậy, lịch sử nước Anh gọi thời kì do ông nắm quyền là Chế độ độc tài quân sự Crôm-oen.

+ Ngày 3/9/1658, Ô. Crôm-oen qua đời, chế độ Bảo hộ công cũng nhanh chóng sụp đổ.

- Tư liệu về Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (lãnh đạo chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ)

+ G. Oa-sinh-tơn (1732 - 1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Ông có thân hình cao lớn, khuôn mặt dài với đôi gò má cao, mũi thẳng, cặp mắt xanh xám ẩn dưới hàng lông mày rậm và mái tóc nâu sẫm. Oa-sinh-tơn là người vô cùng trầm lặng, về cơ bản ông là người tốt bụng nhưng nóng nảy.

+ Năm 16 tuổi, ông đã trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu Thiếu tá quân đội. Trước khi diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống lại các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Anh.


+ Ngay từ đầu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội đã bầu Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15/6/1775). Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm, tài chỉ huy quân sự của mình. Với ông, “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi tự do ấy được thiết lập vững vàng”. Quốc hội đã nhiều lần trao cho ông những quyền hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và là người có vai trò thúc đẩy cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi. Vào cuối cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm mưu tổ chức xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho Oa-sinh-tơn. Ông đã từ chối lời đề nghị đó. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và đánh giáp lá cà, nên bị thất bại nhanh chóng.

+ Tháng 10/1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của G. Oa-sinh-tơn đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Tiếp đó, nghĩa quân giành thắng lợi ở nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai năm 1783.

+ Với Hiệp ước Véc-xai năm 1783, cuộc Chiến tranh giành độc lập kết thúc, các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được giải phóng và thực dân Anh phải công nhận nền độc lập ở nơi này. Năm 1787, Hiến pháp của Mĩ được soạn thảo dưới sự chủ trì của G. Oa-sinh-tơn. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó, tên của ông đã được đặt cho thủ đô của nước Mĩ - Thủ đô Oa-sinh-tơn.

- Tư liệu về M. Rô-be-spi-e (lãnh đạo tiêu biểu trong cách mạng tư sản Pháp)

+ M. Rô-be-spie, nhà cách mạng tư sản cánh tả trong thời kì Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh - phái đã đưa cuộc cách mạng lên đỉnh cao nhất.


+ M. Rô-be-spie sinh năm 1758 ở An-rát, trong một gia đình luật sư. Trước năm 1789, ông từng làm luật sư ở An-rát và nổi tiếng ở quê hương qua những vụ kiện chính trị, những tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Rô-be-spie chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng triết học của Rut-xô.

+ Năm 1789, đẳng cấp thứ ba ở An-rát đã cử Rô-be-spie làm đại biểu tham gia Hội nghị ba đẳng cấp và ông được bầu vào Quốc hội. Ông đứng đầu cánh tả, còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lu-i XVI ra xét xử.

+ Ban đầu, những bài phát biểu của ông ở Quốc hội lập hiến không có kết quả gì. Người ta không chú ý đến ông và không nghe những gì ông nói. Họ buồn cười vì điệu bộ có vẻ khoa trương mà giọng nói lại nhỏ nhẹ của ông. Song, chẳng có gì khiến Rô-be-spie sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu được phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội lập hiến, kiên quyết, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị. Những đề nghị của Rô-be-spie bao giờ cũng bị đại đa số dại biểu trong Quốc hội lập hiển bác bỏ. Nhưng có điều lạ là những lời phát biểu của ông tuy không có kết quả gì, nhưng lại buộc những người nghe dần dần thay đổi thái độ của mình. Khi Rô-be-spie bước lên diễn đàn, không còn có sự thờ ơ, không có tiếng cười mà chỉ có sự im lặng thù địch, cảnh giác bao trùm cả phòng họp. Điều này chứng tỏ người ta phải chú ý lắng nghe giọng nói của ông.

+ Trong những năm 1790 - 1791, ông trở thành nhà hoạt động chính trị chung của cả nước. Năm 1793, là lãnh tụ xuất sắc của phái Giacôbanh. Mỗi khi ông xuất hiện ở các cuộc họp của phái Giacôbanh, thì người ta vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp.


+ Cuộc khởi nghĩa ngày 31/5/1793 do nhân dân Pa-ri tiến hành, đưa phái Giacôbanh - đứng đầu là Rô-be-spie lên nắm chính quyền. Quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới. Nhưng rồi trong nội bộ của phái Giacôbanh có sự phân hoá: một bộ phận giàu có muốn dừng cuộc cách mạng lại, còn đa số những người nghèo khổ muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Mặt khác, những chính sách của phái Giacôbanh không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng nghèo khổ, cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa.

+ Ngày 9 tháng Téc-mi-do (tháng nóng), năm thứ II của nền Cộng hoà (27/7/1794), bọn phản động và thoái hoá trong Quốc hội đã tấn công và bắt giam Rô-be-spie. Sáng ngày 10 tháng Téc-mi-do (28/7), Rô-be-spie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền; khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo.

+ Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc: quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuốc chiến đấu có ý nghĩa to lớp, giúp giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.

5 tháng 8 2023

Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, đây là vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày nay phân bố đều cả 4 địa phương: An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, An Khê Trường (thị xã An Khê ngày nay) là một trong 17 di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo. An Khê Trường là “Trường giao dịch”, nơi giao tiếp của 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây là nơi được chọn làm căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1773) trong việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn trước khi tiến quân xuống đồng bằng vào năm 1773.

Theo anh Trần Đình Luân, cán bộ Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo, An Khê Trường được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, đây là vị trí quan trọng, nơi người Kinh tiếp xúc với người Ba Na để giao thương buôn bán hàng hóa. Trong quá trình này, 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn đã vận động người dân tham gia nghĩa quân để tập hợp lực lượng khởi nghĩa, trở thành căn cứ xây dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa phong trào Tây Sơn.


Cổng vào di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường là 2 hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Ba Na gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. 2 cánh cổng vào được đắp phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, lột tả cảnh người cưỡi voi rất sinh động, cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, dòng suối, đồi núi… Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ. Ngoài ra, vẻ mặt họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung trinh cũng như sự quyết tâm đồng lòng để giành chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc.

(Sưu tầm: Chứng tích lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn - bienphong.com.vn/)

5 tháng 1

(*) Tham khảo: Quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song... đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

- Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

- Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

- Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thông tin 1: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa

- Vị trí: Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi từ khoảng 15°45′B đến 17°15′B, từ 111°Đ đến 113°Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.

- Đặc điểm: rộng khoảng 30000 km2, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm:

+ Nhóm phía đông có tên là nhóm An Vĩnh gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn;

+ Nhóm phía tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm (hoặc nhóm Trăng Khuyết) gồm các đảo: Hoàng Sa (diện tích gần 1 km3), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn,..

(*) Thông tin 2: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Trường Sa

- Vị trí: Quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi từ 6°30′B đến 1200′B, từ 111°30′Đ đến 117°20′Đ, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lí.

- Đặc điểm:

+ Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

+ Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4-6 m lúc thuỷ triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km). Ngoài ra, còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.

Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.