K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

Tham khảo ( dàn bài)!!!\

 

I. Mở bài:

Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc

VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.

II. Thân bài:

1. Phân loại:

Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...

Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.

2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:

- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật! có 3 mí chẳng hạn v.v...

3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):

- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).

- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)

- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..

- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...

 

Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...

4. Vai trò:

- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)

- Là người bạn

- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...

Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)

5. Quan hệ của chúng với con người:

- Thân thiết, trung thành v.v...

6. Mở rộng vấn đề:

- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên

- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.

III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..

28 tháng 11 2021

ko cho chép trên mạng thì đưa dàn ý cho tự làm 

haha

các bn làm câu nào đc thì lm ạ :(Câu 1 : Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh gì. Nêu tác dụng của phương pháp thuyết minh mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn đó.Câu 2 : '' Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca - đi - mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra...
Đọc tiếp

các bn làm câu nào đc thì lm ạ :(undefined

Câu 1 : Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh gì. Nêu tác dụng của phương pháp thuyết minh mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn đó.
Câu 2 : 
'' Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca - đi - mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi - ô - xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khói thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. '' 
Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

1
14 tháng 12 2021

Yêu cầu ở đâu v🤔

14 tháng 12 2021

ở dưới hình á bn

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
     Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn không thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Không một học sinh nào đến trường mà có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.

Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh yêu mến.

Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất đẹp. Ngoài cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách còn phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước. Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.

Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì công và đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách. Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ còn cho mình những chiếc cặp sách có chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách có nhiều phiên bản khác nhau như ba lô, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá thành của chúng cũng khác nhau.

Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng không nên để cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải. Đeo cặp quá nặng cũng không tốt cho người học sinh.

Trong quá trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính mình.

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Chiếc nón lá chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cổ truyền của dân tộc VN từ bao đời nay. Thật vậy, chiếc nón lá không chỉ cùng với tà áo dài làm nên trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ VN mà còn khẳng định được giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân VN. Đối với người VN, chiếc nón chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cũng như là niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì thường xuyên lao động ở ruộng dưới thời tiết nắng nóng nên người dân đã sáng tạo một đồ vật có hình nón để đội lên đầu. Những chiếc nón ban đầu được làm từ các chất liệu đơn giản kiếm được ở đồng ruộng: rơm rạ, lá kết lại. Sau đó, chiếc nón của quân lính ngày xưa cũng có hình dạng tương tự với chiếc nón lá ngày nay nhưng kích thước nhỏ hơn. Dần dần, qua năm tháng, nhân dân sáng tạo ra chiếc nón kích thước như ngày nay để đội đầu khi đi ra đồng. Từ các chất liệu như lá rơm, chiếc nón lá của phiên bản ngày nay đã hoàn thiện bằng chất liệu lá được tẩy trắng, chống thấm nước và tránh nắng rất tốt. Tại Hà Nội, vẫn còn làng làm nón lá thu hút được vô cùng nhiều du khách

Chiếc nón lá VN được làm từ các lớp lá lợp với nhau, được liên kết bằng các nan nhỏ dọc theo nón và dán bằng chất liệu kết dính bền chắc. Ngày nay, làng làm nón vẫn còn và tiếp tục lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp này. Người thợ làm nón thường phải cực kì chú trọng trong việc lựa chọn các lớp lá dừa, lá cọ đẹp, bền để đem tẩy trắng trước khi làm nón. Những mũi chỉ khâu trên mặt nón được bàn tay người thợ làm nên. Cuối cùng, họ thường phết một lớp dầu mỏng lên để nón được bền và đẹp.

Chiếc nón có nhiều công dụng, vừa che nắng, che mưa, vừa đựng đồ, vừa quạt, vô cùng nhẹ và tiện lợi. Quan trọng nhất, chiếc nón lá đi cùng với lịch sử, văn hóa của dân tộc VN theo năm tháng và trở thành biểu tượng của dân tộc VN. Đối với người VN, chiếc nón giống như một người bạn không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Người phụ nữ VN mặc tà áo dài trắng, e ấp bên chiếc nón lá chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn chương. Đồng thời, chiếc nón lá VN đã được các nhà thiết kế tài hoa thiết kế thành những bộ trang phục cầu kì mà vẫn không mất đi giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là cách mà họ mang chiếc nón lá dân tộc ra thế giới thông qua các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Nhờ đó, người nước ngoài khi đến VN sẽ hiểu thêm và yêu thêm một đồ vật có ý nghĩa quan trọng với VN.

Tóm lại, nón lá chính là vật dụng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc VN. Chiếc nón đã đi cùng năm tháng cùng người dân VN và làm nên truyền thống, vẻ đẹp và hồn cốt dân tộc